Lý thuyết về định nghĩa và tính chất đường trung bình của tam giác
Có rất nhiều đường đặc biệt trong tam giác và các dạng bài tập liên quan cũng khá đa dạng. Một trong những phần lý thuyết rất quan trọng phải kể đến là chuyên đề đường trung bình của tam giác. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Đường trung bình của tam giác được hiểu là đoạn thẳng nối hai trung điểm bất kỳ của một tam giác, chính vì vậy một tam giác sẽ có ba đường trung bình. Đường trung bình tạo ra các cặp cạnh có tỷ lệ với nhau và song song với cạnh còn lại. Trong trường hợp nếu là tam giác đặc biệt như tam giác đều hay tam giác cân, thì đường trung bình có thể bằng nửa cạnh thứ 3.
Mới nhất:
Cho tam giác ABC, cho M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Vậy MN được gọi là đường trung bình của tam giác ABC. Tính chất của đường MN như sau:
Xem thêm: Bài tập đường trung bình tam giác
Định lý 1: Đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì sẽ đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.
Cho tam giác ABC có M là trung điểm cạnh AB. Đường thẳng đi qua M song song với cạnh BC và cắt cạnh AC tại điểm N. Chứng minh \({\displaystyle NA=NC}.\)
Chứng minh:
Từ M vẽ tia song song với AC, cắt BC tại F. Tứ giác MNCF là hình thang do có hai cạnh MN // FC. Hình thang MNCF có hai cạnh bên song song nhau nên hai cạnh bên đó bằng nhau (tính chất): \({\displaystyle MF=NC} (1)\)
Xét hai tam giác BMF và MAN, có: \({\displaystyle {\widehat {\rm {MBF}}}={\widehat {\rm {AMN}}}} \)(hai góc đồng vị), \({\displaystyle BM=MA}\) và \({\displaystyle {\widehat {\rm {BMF}}}={\widehat {\rm {MAN}}}}\) (hai góc đồng vị). Suy ra \({\displaystyle \triangle BMF=\triangle MAN}\) (g.c.g), từ đó suy ra \({\displaystyle MF=AN}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \({\displaystyle NA=NC}\). (Đpcm)
Định lý 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và dài bằng nửa cạnh ấy
Cho tam giác ABC có M là trung điểm cạnh AB và N là trung điểm cạnh AC \(({\displaystyle MA=MB} \ và \ {\displaystyle NA=NC}\)). Chứng minh: \({\displaystyle {\overline {MN}}\parallel {\overline {BC}}} và {\displaystyle MN={\frac {1}{2}}BC}.\)
Chứng minh:
Kéo dài đoạn MN về phía N một đoạn NF có độ dài bằng MN. Nhận thấy: \({\displaystyle \triangle ANM=\triangle ABC}\)(c.g.c)
suy ra \({\displaystyle {\widehat {\rm {MAN}}}={\widehat {\rm {NCF}}}}\). Hai góc này ở vị trí so le trong lại bằng nhau nên \( {\displaystyle {\overline {CF}}\parallel {\overline {MA}}} \ hay \ {\displaystyle {\overline {CF}}\parallel {\overline {BA}}}.\) Mặt khác vì hai tam giác này bằng nhau nên \({\displaystyle CF=MA}\), suy ra\( {\displaystyle CF=MB}\) (vì \({\displaystyle MA=MB}\)). Tứ giác BMFC có hai cạnh đối BM và FC vừa song song, vừa bằng nhau nên BMFC là hình bình hành, suy ra \({\displaystyle {\overline {MF}}\parallel {\overline {BC}}} \ hay \ {\displaystyle {\overline {MN}}\parallel {\overline {BC}}}. \)Mặt khác, \({\displaystyle MN=NF={\dfrac {1}{2}}MF}, \ mà \ {\displaystyle MF=BC}\) (tính chất hình bình hành), nên \({\displaystyle MN={\frac {1}{2}}BC}\) (ĐPCM)
Với những lý thuyết bổ ích trên hy vọng các bạn đã hiểu được cách giải bài tập về dạng này. Nếu còn thắc mắc xin vui lòng để lại dưới mục bình luận. Chúc các bạn đạt điểm cao!
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK