Bài 70 trang 141 SGK Toán 7 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.

a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân.

b) Kẻ BH ⊥ AM (H \(\in\) AM), kẻ CK ⊥ AN (K \( \in \) AN. Chứng minh rằng BH = CK.

c) Chứng minh rằng AH = AK.

d) Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì ? Vì sao ?

e) Khi \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạng của tam giác OBC.

Hướng dẫn giải

- Chứng minh một tam giác là tam giác cân bằng cách chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau.

- Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau bằng cách chứng minh các tam giác bằng nhau.

- Chứng minh tam giác là đều bằng cách chứng minh tam giác cân có một góc bằng \(60^o\).

Lời giải chi tiết

a) ∆ABC cân, suy ra  \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\)   (1)

\(\widehat {{B_1}} + \widehat {ABM} = {180^0}\) (hai góc kề bù)  (2)

\(\widehat {{C_1}} + \widehat {ACN} = {180^0}\) (hai góc kề bù)   (3)

 Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {ACN}\)

Xét ∆ABM và ∆CAN có:

AB = AC (gt)

\(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (cmt)

BM = CN (gt)

Vậy ∆ABM = ∆CAN (c.g.c)

Suy ra \(\widehat M = \widehat N\)

Vậy ∆AMN là tam giác cân ở A.

b) Xét hai tam giác vuông ∆BHM và ∆CKN có :

BM = CN (gt)

\(\widehat M = \widehat N\) (CM từ câu a)

Vậy ∆BHM  = ∆CHN (cạnh huyền - góc nhọn)

\(\Rightarrow\)  ra BH = CK.

c) Theo câu (a) ta có tam giác AMN cân ở A nên AM = AN (*)

Theo câu b ta có ∆BHM = ∆CKN nên suy ra HM = KN (**).

Do đó AH = AM – HM = AN – KN = AK (theo (*) và (**)) 

Vậy AH = AK.

d) ∆BHM = ∆CKN suy ra \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\)  

Mà \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{B_3}}\) (2 góc đối đỉnh); \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{C_3}}\) (2 góc đối đỉnh)

Nên \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{C_3}}\) .

Vậy ∆OBC là tam giác cân tại O.

e) Khi \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và BM = CN = BC hình được vẽ lại như sau:

+ Tam giác cân ABC có \(\widehat {BAC} = {60^o}\) nên là tam giác đều hay AB = BC = AC

Mặt khác: BM = CN = BC (gt)

Do đó: AB = BC = AC = BM = CN

Ta có: \(\widehat {ABM} = \widehat {ACN} = {120^o}\) (cùng bù với 600)

Vì AB = BM (cmt) nên ∆ABM cân ở B suy ra \(\widehat M = \widehat {BAM} = {{{{180}^o} - {{120}^o}} \over 2} = {30^o}\) .

Suy ra \(\widehat {ANM} = \widehat {AMN} = {30^o}\) .

Và \(\widehat {MAN} = {180^o} - \left( {\widehat {AMN} + \widehat {ANM}} \right)\)

       \( = {180^o} - {2.30^o} = {120^o}\)

Vậy ∆AMN có \(\widehat M = \widehat N = {30^o};\widehat A = {120^o}.\)

+∆BHM vuông tại H có: \(\widehat M = {30^o}\) nên \(\widehat {{B_2}} = {60^o}\) (hai góc phụ nhau)

Suy ra \(\widehat {{B_3}} = {60^o}\) (2 góc đối đỉnh)

Tương tự \(\widehat {{C_3}} = {60^o}\)

Tam giác OBC có \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{C_3}} = {60^o}\) nên tam giác OBC là tam giác đều.

(Tam giác cân có một góc bằng 600 nên là tam giác đều).

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK