A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. hậu quả của nó đối với nhân loại.
D. tính chất của chiến tranh.
D
Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là tính chất của chiến tranh.
- Đáp án A loại: cả hai cuộc chiến tranh đều bùng nổ do nguyên nhân sâu xa chung là mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Đáp án B loại: kẻ chủ mưu phát động chiến tranh trong chiến tranh thế giới thứ nhất là các nước Đức, Áo – Hung, Italia; trong chiến tranh thế giới thứ hai là phe phát xít: Đức, Italia, Nhật Bản. Điểm chung là đều do Đức đứng đầu và phát động chiến tranh.
- Đáp án C loại: cả hai cuộc chiến đều để lại cho nhân loại hậu quả nặng nề.
- Đáp án D chọn: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Còn tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuyển sang là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới sau khi Liên Xô tham chiến. => Đây là điểm khác giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Chọn: D
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK