Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Phú

Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Phú

Câu hỏi 1 :

Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là .................

A. chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

B. sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.

C. xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác.

D. tất cả đều đúng.

Câu hỏi 2 :

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là .................

A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu hỏi 3 :

Câu tục ngữ: “Chia ngọt sẻ bùi” nói đến điều gì?

A. Tinh thần cần kiệm.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính siêng năng.

Câu hỏi 4 :

Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Kính lão đắc thọ.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 5 :

Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Mật ngọt chết ruồi.

B. Ăn ngay nói thẳng.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Thật thà ma vật không chết.

Câu hỏi 6 :

Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống ................

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. chăm chỉ làm ăn.

Câu hỏi 7 :

Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Ăn quả nào rào quả nấy.

C. Há miệng chờ sung.

D. Qua cầu rút ván.

Câu hỏi 8 :

Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.

B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 9 :

Tự nhận thức bản thân là kĩ năng ...............

A. hình thành thông qua rèn luyện.

B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.

C. không ai muốn có.

D. chỉ người thông minh mới có.

Câu hỏi 10 :

Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình. 

B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.

D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu hỏi 11 :

Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.

C. Đầu người nào tóc người ấy.

D. Há miệng chờ sung.

Câu hỏi 12 :

Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.

D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu hỏi 14 :

Câu tục ngữ: “Máu chảy ruột mềm” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu hỏi 15 :

Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?

A. Thương người như thể  thương thân.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Yêu nhau chín bỏ làm mười.

D. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.

Câu hỏi 16 :

Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Năng nhặt chặt bị.

B. Máu chảy ruột mềm.

C. Hay làm đắp ấm vào thân.

D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu hỏi 17 :

Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Kiêm nhường.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Kiên trì.

Câu hỏi 18 :

Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người .............

A. được người khác tin tưởng.

B. thờ ơ, hời hợt với người khác.

C. không được người khác tin nữa.

D. luôn được người khác tôn trọng.

Câu hỏi 19 :

Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu hỏi 20 :

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.

D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu hỏi 21 :

Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.

B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.

C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.

D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.

Câu hỏi 22 :

Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một ..................

A. điều tất yếu của con người.

B. giá trị sống cơ bản.

C. kĩ năng sống cơ bản.

D. năng lực của cá nhân.

Câu hỏi 23 :

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu hỏi 24 :

Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ ................

A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.

B. có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.

C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.

D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu hỏi 25 :

Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Trung thực, thẳng thắn.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thành.

Câu hỏi 26 :

Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu hỏi 27 :

Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần thương hại.

B. Tinh thần đồng loại.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu hỏi 28 :

Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?

A. Thích thể hiện mình trước đông người.

B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.

C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.

D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu hỏi 29 :

Trên đường đi học, em thấy bạn cùng lớp phải dắt bộ vì xe bị hỏng, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.

Câu hỏi 30 :

Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực.

C. Khiêm tốn, trung thành.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu hỏi 31 :

H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.

B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.

C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.

D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu hỏi 33 :

Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương.

B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.

C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.

D. Cả A và C đúng.

Câu hỏi 38 :

Câu tục ngữ: “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu hỏi 39 :

Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu hỏi 40 :

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải .............

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK