Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Hòa Bình

Đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Hòa Bình

Câu hỏi 1 :

Quyền cơ bản của trẻ em gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu hỏi 2 :

Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.

B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

C. Quyền được sống chung với cha mẹ.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Câu hỏi 3 :

Quyền trẻ em là gì?

A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.

C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.

D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi 5 :

Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu hỏi 6 :

Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào?

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Quyền cơ bản của công dân.

C. Quốc tịch.

D. Hiến pháp.

Câu hỏi 7 :

Tự nhận thức về bản thân là biết được điều gì?

A. điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình.

B. kiến thức của cuộc sống.

C. khả năng của mọi người.

D. đặc điểm của người khác.

Câu hỏi 8 :

Ý nào sau đây không đúng khi vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà đến trường?

A. Đánh dấu những địa điểm không an toàn và ghi chú

B. Không cần đánh dấu bất cứ vị trí nào.

C. Lưu ý những thời điểm không an toàn khi đi một mình.

D. Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn.

Câu hỏi 9 :

Để trở thành người có lối sống tiết kiệm em sẽ rèn luyện như thế nào?

A. Làm việc và tiêu xài những gì mình thích.

B. Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

C. Đồ dùng cũ bỏ đi mua đồ mới.

D. Làm việc không cần giờ giấc.

Câu hỏi 10 :

Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?

A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu hỏi 11 :

Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.

B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.

C. Quyền được được kết giao bạn bè.

D. Quyền tự do kinh doanh.

Câu hỏi 12 :

Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam?

A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. Ly có bố người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam nhưng bố Ly làm giấy khai sinh quốc tịch Hàn Quốc.

Câu hỏi 13 :

Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền nào?

A. bảo vệ của trẻ em.

B. phát triển của trẻ em.

C. tham gia của trẻ em.

D. sống còn của trẻ em.

Câu hỏi 14 :

Quyền công dân không tách rời với nội dung nào sau đây?

A. nghĩa vụ của công dân

B. nghĩa vụ với cộng đồng.

C. trách nhiệm với cộng đồng.

D. quyền của cộng đồng.

Câu hỏi 15 :

Em đã có việc làm nào sau đây không thực hiện tính tiết kiệm?

A. Sắp xếp việc làm khoa học.

B. Đòi bố mẹ mua nhiều đồ dùng học tập.

C. Sử dụng tiết kiệm đồ dùng và của cải của lớp.

D. Bảo quản các đồ dùng học tập.

Câu hỏi 17 :

Em hãy cho biết tình huống nguy hiểm từ con người là gì?

A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.

B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.

D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu hỏi 18 :

Quốc tịch dùng để ...........

A. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.

B. căn cứ xác định công dân của một nước.

C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.

D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu hỏi 19 :

Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?

A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.

B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.

C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.

D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu hỏi 20 :

Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.

B. Xài thoải mái.

C. Làm gì mình thích.

D. Có làm thì có ăn.

Câu hỏi 21 :

Dựa vào yếu tố nào dưới đây không giúp chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Luôn cho rằng hành động và việc làm của mình luôn đúng.

Câu hỏi 22 :

Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa ra sao?

A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

Câu hỏi 23 :

Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo nội dung nào?

A. tập tục qui định.

B. pháp luật qui định.

C. chuẩn mực của đạo đức.

D. phong tục tập quán.

Câu hỏi 24 :

Việc làm nào trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

C. Lễ phép với thầy cô giáo.

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân chính, chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.

B. Ý thức của người tham gia giao thông.

C. Pháp luật chưa nghiêm.

D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu hỏi 26 :

Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần làm gì?

A. không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.

B. chọn nơi vắng người để trốn tránh.

C. lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm.

D. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.

Câu hỏi 27 :

Những thay đổi của thời tiết, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là gì?

A. ô nhiễm môi trường.

B. tình huống nguy hiểm.

C. tai nạn bất ngờ.

D. biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 28 :

Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta cần làm gì?

A. thường xuyên xem dự báo thời tiết.

B. không chuẩn bị đồ phòng chống.

C. cố đi qua sông suối khi có lũ.

D. xuống gần khu vực có lũ quét

Câu hỏi 29 :

Vào một buổi chiều, H đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng H bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?

A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

B. Bỏ chạy, hét to và kêu cứu.

C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.

D. Bỏ chạy.

Câu hỏi 30 :

Biện pháp nào sau đây không làm giảm thiểu những hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên gây ra?

A. trang bị kiến thức, kĩ năng ứng phó

B. trú dưới gốc cây, cột điện.

C. bình tĩnh xử trí khi gặp nguy hiểm.

D. tìm kiếm sự trợ giúp của người xung quanh.

Câu hỏi 31 :

Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?

A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.

B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. 

C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.

D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân.

Câu hỏi 32 :

Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?

A. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.

B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.

C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.

D. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. 

Câu hỏi 33 :

Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên bất ngờ xảy ra chúng ta nên làm gì?

A. đi một mình khi xuất hiện mưa lớn.

B. tập quan sát, nhận biết những yếu tố gây nguy hiểm.

C. lo lắng, sợ hãi khi xuất hiện các hiện tượng tự nhiên.

D. không cần sự giúp đỡ của người lớn.

Câu hỏi 34 :

Khi đang trên đường từ trường học về nhà, Tà Nua thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua. Trong trường hợp này, nếu là Tà Nua em sẽ làm như thế nào? 

A. Từ chối không nhận giúp đỡ từ người khác.

B. Tự mình lội qua suối nước.

C. Tìm người trợ giúp qua suối.

D. Đứng đợi nước rút thì lỗi qua suối.

Câu hỏi 35 :

Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.

C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.

D. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.

Câu hỏi 36 :

Điều nào sau đây là quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam?

A. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,…

B. Mọi người không có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

C. Mọi người không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường

D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cấm

Câu hỏi 37 :

Hoàn thành nội dung: Quyền trẻ em là tất cả ..........

A. những gì trẻ em mong muốn.

B. những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.

C. những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.

Câu hỏi 39 :

B luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng B nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của B em sẽ khuyên bạn nên làm gì?

A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.

C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.

D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu hỏi 40 :

Người nào được coi là không phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.

B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK