Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Hưng Đạo

Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Hưng Đạo

Câu hỏi 1 :

Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Khiêm tốn.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 2 :

Việc làm nào dưới đây không thể hiện tính tự lập ở học sinh?

A. Chủ động chép bài của bạn.

B. Đi học đúng giờ.

C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

D. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

Câu hỏi 3 :

Hành động nào dưới đây thể hiện học sinh không có tính tự lập?

A. Tự thức dậy đi học đúng giờ.

B. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.

C. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác.

D. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Câu hỏi 4 :

Câu tục ngữ nào dưới đây nói về không tôn trọng sự thật?

A. Ăn ngay nói thẳng.

B. Ném đá giấu tay.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Sự thật mất lòng.

Câu hỏi 5 :

Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính tôn trọng sự thật của một người?

A. Phê phán những việc làm sai trái

B. Cố gắng không làm mất lòng ai

C. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý.

D. Làm việc không liên quan đến mình

Câu hỏi 11 :

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tự lập?

A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.

D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu hỏi 12 :

Hành vi nào dưới đây thể hiện một học sinh không có tính tự lập?

A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.

B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.

C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.

D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.

Câu hỏi 13 :

Mục đích của việc tự nhận thức bản thân là gì?

A. biết mọi điều.

B. tiến tới thành công.

C. tự tin hơn.

D. hiểu rõ bản thân.

Câu hỏi 14 :

Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một trong những....................

A. điều tất yếu của con người.

B. giá trị sống cơ bản.

C. kĩ năng sống cơ bản.

D. năng lực của cá nhân.

Câu hỏi 15 :

Ý kiến nào không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.

B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.

C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.

D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu hỏi 19 :

Để tôn trọng sự thật, mọi người cần phải làm gì?

A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.

B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.

C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.

D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.

Câu hỏi 20 :

Tôn trọng sự thật không có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.

C. Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.

D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu hỏi 21 :

Hành động nào không là biểu hiện của tự lập ở học sinh?

A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.

B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.

C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.

D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu hỏi 23 :

Sắp tới, lớp của T đi dã ngoại nhưng T nhờ chị gái chuẩn bị tất cả đồ dùng mang đi cho mình. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

A. T là người tự lập.

B. T là người ỷ lại.

C. T là người tự tin.

D. T là người tự ti.

Câu hỏi 24 :

Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập?

A. Đầu người nào tóc người ấy.

B. Tự lực cánh sinh.

C. Thân tự lập thân.

D. Ăn cháo đá bát.

Câu hỏi 26 :

Sau khi ăn cơm tối xong, bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

A. H là người tự lập.

B. H là người ỷ lại.

C. H là người tự tin.

D. H là người tự ti.

Câu hỏi 30 :

Bạn A chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn A là người ỷ lại.

B. Bạn A là người ích kỷ.

C. Bạn A là người tự lập.

D. Bạn A là người vô trách nhiệm.

Câu hỏi 32 :

Biết được bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.

B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.

C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.

D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

Câu hỏi 33 :

Ý nào không đúng khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.

C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.

D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu hỏi 35 :

Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến đức tính nào?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 36 :

Hai bạn C và bạn A là bạn thân của nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.

B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.

C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.

D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

Câu hỏi 37 :

Hành động nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

Câu hỏi 38 :

Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" nói đến đức tính nào?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Thật thà.

Câu hỏi 39 :

Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói đến điều gì sau đây?

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

Câu hỏi 40 :

Ý kiến nào dưới đây nói đúng về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK