Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Long Thượng

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Long Thượng

Câu hỏi 1 :

Đối lập với tiết kiệm là tính gì?

A. Trung thực, thẳng thắn

B. Cần cù, chăm chỉ

C. Cẩu thả, hời hợt

D. Xa hoa, lãng phí

Câu hỏi 2 :

Trong các ý sau, ý nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bạo lực học đường.

B. Bão.

C. Động đất.

D. Sấm sét.

Câu hỏi 3 :

Trong các đáp án sau, những đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Lốc xoáy.

B. Cầu vồng.

C. Lũ quét.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu hỏi 4 :

Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất gì?

A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.

B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.

C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.

D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.

Câu hỏi 5 :

Câu nào sau đây có nội dung nói về tiết kiệm?

A. Không thầy đố mày làm nên.

B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

D. Lá lành đùm lá rách.

Câu hỏi 6 :

Hành vi nào sau đây được xem là thể hiện tiết kiệm?

A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.

B. Xả nước uống để rửa tay.

C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.

D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.

Câu hỏi 7 :

Trong các tình huống sau đâu là tình huống nguy hiểm?

A. Bị người lạ mặt rủ đi chơi.

B. Đi học với bố mẹ.

C. Đi chơi với các bạn ở lớp

D. Sang nhà ông bà chơi

Câu hỏi 8 :

Khi bị bắt cóc em sẽ làm gì?

A. Gào khóc thật to để mọi người biết đến giúp.

B. Bỏ chạy thật nhanh.

C. Đứng im tại chỗ.

D. Không có phản ứng gì

Câu hỏi 9 :

Mối nguy hiểm nào sau đây là do con người gây ra?

A. Sấm chớp

B. Mưa đá

C. Đánh nhau

D. Nước lũ

Câu hỏi 10 :

Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là gì?

A. Cướp giật

B. Bắt cóc trẻ con

C. Mưa giông, sấm chớp

D. Tai nạn

Câu hỏi 11 :

Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?

A. Lo lắng

B. Bình tĩnh

C. Hốt hoảng

D. Hoang mang

Câu hỏi 12 :

Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm?

A. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm

B. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm

C. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy

D. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ

Câu hỏi 13 :

Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

A. Ăn chơi lãng phí

B. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

C. Tiết kiệm tiền mua sách vở

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản không khoa học

Câu hỏi 14 :

Đâu là câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

A. Học , học nữa học mãi

B. Tích tiểu thành đại

C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

D. Có công mài sắt có ngày lên kim

Câu hỏi 15 :

Ngoài tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm?

A. Nhân phẩm

B. Lời nói

C. Sức khỏe

D. Danh dự

Câu hỏi 16 :

Để tiết kiệm thời gian chúng ta cần phải làm gì?

A. Đi chơi với bạn bè

B. Tranh thủ học bài và giúp bố mẹ trông em

C. Chơi game

D. Ngủ cả ngày

Câu hỏi 17 :

Câu nào nói đến keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá chán

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ

Câu hỏi 18 :

Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Đổ cơm thừa đi mà không để cho gà ăn.

C. Bật ti vi sau để đó đi chơi.

D. Mua sắm đồ đạc khi không cần thiết.

Câu hỏi 19 :

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

C. Bản thân có nhiều tiền.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu hỏi 20 :

Để ứng phó với tình huống nguy hiểm chúng ta cần làm gì?

A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm.

B. Cần phải thật bình tĩnh suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.

C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác.

D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ.

Câu hỏi 21 :

Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích.

C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 22 :

Công dân được hiểu là gì?

A. người đứng đầu một nước.

B. người dân của một nước.

C. người có công với Tổ quốc.

D. công chức làm việc trong cơ quan nhà nước.

Câu hỏi 24 :

Số điện thoại 113 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào?

A. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

B. Cấp cứu y tế.

C. Công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự.

D. Cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Câu hỏi 25 :

Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Tiết kiệm.

C. Kiên trì.

D. Thương yêu con người.

Câu hỏi 26 :

Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

B. Tắt thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…).

C. Nếu đang đi ngoài đường, cần thanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

D. Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn.

Câu hỏi 29 :

Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết  về đám cháy?

A. Khói, mùi cháy khét.

B. Ánh lửa, khói đen.

C. Ánh lửa, khói nghi ngút.

D. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu hỏi 30 :

Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên làm gì?

A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.

B. không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm.

C. đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.

D. cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 31 :

Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào?

A. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.

B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.

C. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.

D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.

Câu hỏi 32 :

Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Đang có mưa lớn, B rủ các bạn cùng lớp ra sân trường tắm mưa.

B. P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống.

C. L vẫn thản nhiên sử dụng các thiết bị điện tử khi ngoài trời mưa giông, lốc,sét.

D. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá.

Câu hỏi 33 :

Để tiết kiệm điện, chúng ta có thể áp dụng cách nào dưới đây?

A. Bật điều hòa ngay cả khi ra khỏi nhà.

B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Bật tivi sau đó bỏ ra ngoài chơi.

D. Không tắt điện khi ra khỏi nhà.

Câu hỏi 34 :

Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức ............

A. của cải vật chất của bản thân.

B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

C. thời gian của bản thân và người khác.

D. thời gian và công sức của bản thân.

Câu hỏi 35 :

Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về khái niệm “tình huống nguy hiểm”?

A. Là những sự việc bất ngờ xảy ra.

B. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người.

C. Có thể gây nên những thiệt hại vật chất cho cộng đồng xã hội.

D. Là những sự việc diễn ra theo kế hoạch, có chủ đích của con người.

Câu hỏi 37 :

Học sinh cần rèn luyện những việc làm gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

A. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân

B. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam

C. Rèn luyện phẩm chất đạo đức

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu hỏi 38 :

Loại giấy tờ nào đủ chứng minh chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Giấy khai sinh.

B. Hộ chiếu.

C. Chứng minh thư.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu hỏi 39 :

Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm?

A. Làm việc và tiêu xài những gì mình thích.

B. Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

C. Đồ dùng cũ bỏ đi mua đồ mới.

D. Làm việc không cần giờ giấc.

Câu hỏi 40 :

Trong lớp tổ chức dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn cho các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, em sẽ làm gì?

A. Không tham gia dự án vì không biết các tình huống nguy hiểm.

B. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó và chia sẻ với mọi người.

C. Tìm sự giúp đỡ của mọi người, bạn bè.

D. Không tìm hiểu và trang bị kiến thức về tình huống nguy hiểm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK