Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Lê Hồng Phong

Đề thi HK1 môn GDCD 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Lê Hồng Phong

Câu hỏi 1 :

Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng ..................

A. niềm tin.

B. sở thích.

C. sự thật.

D. mệnh lệnh.

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào dưới đây không đúng với ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ tốt lên.

B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.

C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.

D. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.

Câu hỏi 4 :

Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì là ................

A. lười biếng, chóng chán.

B. trung thực, thẳng thắn.

C. cẩu thả, hời hợt.

D. cả A và C.

Câu hỏi 5 :

Biểu hiện thể hiện tôn trọng sự thật là ...................

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu hỏi 6 :

Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.

B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.

C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.

D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu hỏi 7 :

Biểu hiện của tính tự lập là .................

A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu hỏi 8 :

Biểu hiện nào gắn liền với tính tự lập?

A. Sự tự tin.

B. Nhút nhát.

C. Nói nhiều.

D. Thích thể hiện.

Câu hỏi 9 :

Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? 

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm tiền tiết kiệm.

C. Có rất nhiều bạn bè.

D. Không phải lo về việc làm.

Câu hỏi 10 :

Đâu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B,C.

Câu hỏi 11 :

Để giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ, chúng ta cần làm gì?

A. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người.

B. Không làm gì sai trái.

C. Tự hào, biết ơn người đi trước.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 12 :

.............. là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tư duy thông minh.

C. Có kĩ năng sống tốt.

D. Sống tự trọng.

Câu hỏi 13 :

Tự nhận thức về bản thân có ý nghĩa như thế nào?

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu hỏi 14 :

Dựa vào điều gì để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 15 :

Tôn trọng sự thật giúp chúng ta điều gì?

A. Giúp con người tin tưởng nhau.

B. Giúp con người gắn kết với nhau.

C. Làm cho tâm hồn thanh thản.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 16 :

Ý kiến nào sau đây nói lên ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu hỏi 17 :

Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.

C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.

D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu hỏi 18 :

Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là ..................

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.

B. thành công trong công việc và cuộc sống.

C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Câu hỏi 19 :

Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ đem đến điều gì?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.

B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.

C. Trở thành người có ích cho xã hội.

D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu hỏi 20 :

Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính siêng năng.

Câu hỏi 21 :

Câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ là ..................

A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Vung tay quá trán.

D. Qua cầu rút ván.

Câu hỏi 22 :

Câu tục ngữ: "Cần cù bù thông minh" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Thật thà.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu hỏi 23 :

Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu hỏi 25 :

Câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến tính gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 26 :

Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

Câu hỏi 27 :

Để nhận thức đúng về bản thân, ta cần phải làm gì?

A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 28 :

Câu tục ngữ: “Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 29 :

Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến tính gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu hỏi 30 :

Câu tục ngữ: “Kính già, già để tuổi cho” nói đến điều gì?

A. Lòng yêu thương con người.

B. Tinh thần học hỏi.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính kiêm nhường.

Câu hỏi 31 :

Câu tục ngữ: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” nhắc đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu hỏi 32 :

Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.

B. Việc coi trọng chế độ thi cử.

C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.

D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu hỏi 33 :

Hành vi nào thể hiện tôn trọng sự thật?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A, B, C.

Câu hỏi 34 :

Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi .................

A. xa hoa, lãng phí.

B. cần cù, siêng năng.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. tôn trọng sự thật.

Câu hỏi 36 :

Hành động nào sau đây thể hiện tính tự lập?

A. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.

B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

Câu hỏi 37 :

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.

B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.

C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.

D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu hỏi 40 :

Câu tục ngữ: "Năng nhặt chặt bị" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Lễ độ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK