Trình bày cấu tạo ngoài của tôm? Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng (màu đỏ gạch)?

Câu hỏi :

Trình bày cấu tạo ngoài của tôm? Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng (màu đỏ gạch)?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

  • Cấu tạo ngoài của tôm: Cơ thể tôm được chia làm 2 phần:
    • Phần đầu – ngực.
    • Phần bụng.
  • Vỏ tôm rất cứng cáp (do được cấu tạo bằng Kitin có thấm thêm Canxi).
  • Vỏ tôm có sắc tố nên vỏ tôm có thể thay đổi theo màu sắc của môi trường.
  • Các phần phụ của tôm:
    • Phần đầu ngực: Mắt kép, hai đôi râu, chân hàm, chân ngực.
    • Phần bụng: Chân bụng, tấm lái.
  • Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì: vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường, khi bị chín (dưới sự tác động nhiệt độ khi rang, nấu) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Nam Từ Liêm

Số câu hỏi: 30

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK