Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Võ Thị Sáu

Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Võ Thị Sáu

Câu hỏi 1 :

Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

A. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.

B. Đáp án khác

C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

D. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.

Câu hỏi 2 :

Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Phương thức di chuyển.

B. Lối sống.

C. Hình dạng cơ thể.

D. Mức độ phát triển thị giác.

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lông?

A. Có giác bám.

B. Có lông bơi.

C. Mắt tiêu giảm.

D. Sống kí sinh.

Câu hỏi 4 :

Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính?

A. Thần kinh phát triển cao

B. Có số lượng cá thể lớn

C. Có số loài lớn

D. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

Câu hỏi 6 :

Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?

A. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.

B. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.

C. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.

D. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?

A. Có giác bám.

B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

C. Ruột phân nhánh.

D. Cơ thể dẹp.

Câu hỏi 8 :

Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu hỏi 9 :

Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm sạch môi trường nước.

B. Làm thực phẩm cho con người.

C. Làm đồ trang sức.

D. Có giá trị về mặt địa chất.

Câu hỏi 10 :

Vì sao nói "Ốc sên phá hoại cây cối"?

A. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây

B. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây

C. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây

D. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được

Câu hỏi 11 :

Giun dẹp có bao nhiêu loài?

A. 4 nghìn loài

B. 3 nghìn loài

C. 2 nghìn loài

D. 1 nghìn loài

Câu hỏi 13 :

Giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực có ýnghĩa sinh học gì?

A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm nào của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh?

A. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển

B. Hệ sinh dục lưỡng tính

C. Mắt và giác quan phát triển

D. Hệ tiêu hóa tiêu giảm

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?

A. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

B. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

C. Chỉ muỗi đực mới hút máu.

D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm hệ tuần hoàn của châu chấu?

A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

B. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

C. Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, có nhiều ngăn ở mặt lưng

D. Tim có 1 ngăn duy nhất

Câu hỏi 17 :

Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?

A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Có hệ thống ống khí.

C. Vỏ cơ thể bằng kitin.

D. Cơ thể phân đốt.

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm cấu tạo nào giúp nhện bắt mồi và tự vệ?

A. Núm tuyến tơ

B. 4 đôi chân bò

C. Đôi chân xúc giác

D. Đôi kìm

Câu hỏi 19 :

Cái ghẻ thuộc lớp nào?

A. Sâu bọ

B. Chân khớp

C. Hình nhện

D. Đáp án khác

Câu hỏi 20 :

Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?

A. Kí sinh trong cơ thể động vật

B. Trên cây

C. Trong đất

D. Dưới nước

Câu hỏi 21 :

Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?

A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.

B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.

C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.

D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.

Câu hỏi 22 :

Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do đâu?

A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực

B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng

C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực

D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

Câu hỏi 23 :

Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai?

A. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)

B. Đuôi vỏ

C. Đầu vỏ

D. Đỉnh vỏ

Câu hỏi 24 :

Trai lấy mồi ăn bằng cách nào?

A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi

B. Lọc nước

C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ

D. Tấn công làm tê liệt con mồi

Câu hỏi 25 :

Trai di chuyển bằng cách nào?

A. Hình thành chân giả

B. Chân trai thò ra thụt vào

C. Động tác đóng mở vỏ trai

D. Ý B và C đúng

Câu hỏi 26 :

Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để làm gì?

A. Phát tán nòi giống

B. Kí sinh

C. Lấy thức ăn

D. Lẩn trốn kẻ thù

Câu hỏi 27 :

Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp trong của tấm miệng.

B. Lớp trong của áo trai.

C. Lớp ngoài của tấm miệng.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Câu hỏi 28 :

Loài có khả năng lọc làm sạch nước?

A. Trai, hến

B. Mực, bạch tuộc

C. Sò, ốc sên

D. Sứa, ngao

Câu hỏi 29 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây về sán dây?

A. Cơ quan sinh dục kém phát triển.

B. Phát triển không qua biến thái.

C. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

D. Là động vật đơn tính.

Câu hỏi 30 :

Con đường sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người?

A. Qua hô hấp

B. Mẹ sang con

C. Qua máu

D. Qua da

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK