Cho đường tròn (O; R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O; R) sa...

Câu hỏi :

Cho đường tròn (O; R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của  tia  AB  (S khác A).  Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SCSD với đường tròn (O; R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

1) Xét đường tròn (O;R) có:

\(SC\bot OC\) (SC là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) \( \Rightarrow SCO = {90^0}\) )

\(SD\bot OD\) (SD là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) \( \Rightarrow SDO = {90^0}\) )

H là trung điểm đoạn thẳng AB \( \Rightarrow OH \bot AB\) (Tính chất đường kính đi qua trung điểm của dây cung) \( \Rightarrow SHO = {90^0}\)

Xét tứ giác SCOD có:

- \(SCO+SDO=180^0\) (cmt)

- SCO và SDO là hai góc đối nhau

Suy ra SCOD là tứ giác nội tiếp 

Có \(\Delta SCO\) và \(\Delta SDO\) vuông tại C và D, có SO là cạnh huyền chung

Suy ra tứ giác SCOD thuộc đường tròn đường kính SO (1)

Xét tứ giác SCHO có:

- \(SCO=SHO=90^0\)

Mà 2 đỉnh S và h kề nhau cùng nhìn cạnh SO dưới 1 góc bằng nhau nên tứ giác SCHO thuộc đường tròn đường kính SO (2)

Từ (1), (2) suy ra 5 điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.

2) Ta có OD = R; SO = 2R

Do đó, \(SD = \sqrt {S{O^2} - O{D^2}}  = \sqrt {4{R^2} - {R^2}}  = R\sqrt 3 \)

Và ta có OSD = 300 (Cạnh đối diện bằng nửa cạnh huyền)

Tương tự, ta có SC = SD = \(R\sqrt 3 \); OSC = 300.

Do đó, tam giác SCD cân và có CSD = 600

Suy ra tam giác SCD đều nên \(SCD=60^0\)

3) Ta có AK // SC nên AKD = SCD = \(\frac{1}{2}\) cung SD của đường tròn đường kính SO.

Ta có SHD = \(\frac{1}{2}\) cung SD của đường tròn đường kính SO.

=> AKD = AHD => Tứ giác ADHK nội tiếp.

Gọi \(\left\{ \begin{array}{l}
BK \cap SC = \left\{ T \right\}\\
AK \cap BC = \left\{ P \right\}
\end{array} \right.\)

Ta có: DAKH nội tiếp suy ra AHK = DAC

Mà \(DAC = ABC = \frac{1}{2}AC\)

\( \Rightarrow AHK = BAC\)

\( \Rightarrow HK//BC\) (2 góc đồng vị)

Xét \(\Delta ABP\) suy ra K là trung điểm của AP

\( \Rightarrow \frac{{AK}}{{ST}} = \frac{{HK}}{{TD}} \Rightarrow T\) là trung điểm của đoạn thẳng SC (đpcm)

4)

Ta có OA = OB nên \(\Delta OAB\) cân đỉnh O

Có OH là trung tuyến, đồng thời là phân giác của \(\Delta OAB\) nên \(BOH = \frac{1}{2}AOB\)

Hay \(BOH = \frac{1}{2}sdAB\)

Ta có \(BDA = \frac{1}{2}sdAB\) (góc nội tiếp chắn cung AB)

Suy ra BOH = BDA Hay BOH = EDF

Xét \(\Delta OHB\) và \(\Delta DFE\) có:

\(OHB=DEF=90^0; BOD=EDF\) (cmt)

Suy ra \(\Delta OHB\) đồng dạng \(\Delta DFE\) (g-g)

Nên ta có: \(\frac{{OH}}{{HB}} = \frac{{DF}}{{FE}}\left( 1 \right)\)

Gọi G là hình chiếu vuông góc của B trên AD, suy ra \(BG\bot AD\)

Khi đó, \(\Delta BDG\) có FE // BG (cùng vuông góc với AD) nên 

Suy ra F là trung điểm của DG và \(\frac{{DF}}{{FE}} = \frac{{DG}}{{BG}}\left( 2 \right)\)

Gọi M là trung điểm của ỌH

Từ (1) và (2) ta có \(\frac{{OH}}{{HB}} = \frac{{DG}}{{BG}}\) hay \(\frac{{2MH}}{{HB}} = \frac{{2FG}}{{BG}} \Leftrightarrow \frac{{MH}}{{HB}} = \frac{{FG}}{{BG}}\)

Xét \(\Delta BHM\) và \(\Delta BGF\) có:

\(BHM=BGF=90^0\)

\(\frac{{MH}}{{HB}} = \frac{{FG}}{{BG}}\) (cmt)

Suy ra \(\Delta BHM\) đồng dạng \(\Delta BGF\) (c-g-c)

Do đó, ta có \(GFB=HMB\) (các góc tương ứng)

Hay \(AFB=HMB\) (3)

Xét đường tròn (O) có A, B, O, H là các điểm cố định

Có M là trung điểm của OH nên M cố định

Suy ra \(BMH = \alpha \) không đổi

Nên từ (3), suy ra AFB có số đo không đổi, hay điểm F luôn nhìn đoạn AB dưới góc không đổi \(\alpha\). Vậy \(\Delta BHM\) nằm trên cung chứa góc \(\alpha\) dựng trên đoạn AB.

Do đó, khi điểm S di động trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn nằm trên đường tròn cố định là cung chứa góc \(\alpha\) dựng trên đoạn AB.

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK