Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Vật lý 30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Điện học môn Vật lý 7

30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Điện học môn Vật lý 7

Câu hỏi 1 :

Nhiều vật bị cọ xát ………… các vật khác. 

A. Có khả năng hút.                 

B. Có khả năng đẩy.

C. Vừa hút vừa đẩy.          

D. Không đẩy cũng không hút.

Câu hỏi 2 :

Khi cọ xát một đũa thủy tinh vào lụa, đũa thủy tinh bị nhiễm điện đồng thời nó cũng bị nóng lên. Tìm phát biểu đúng

A. Sự nhiễm điện và nóng lên của đũa thủy tinh có liên quan với nhau. 

B. Sự nhiễm điện và nóng lên của đũa thủy tinh không liên quan với nhau.

C. Đũa thủy tinh bị nhiễm điện là do nó nóng lên. 

D. Đũa thủy tinh bị nóng lên là do nhiễm điện.

Câu hỏi 3 :

Treo hai quả cầu nhẹ A và B bằng hai sợi tơ mảnh, ta thấy chúng lệch khỏi phương thẳng đứng như hình vẽ. Tìm kết luận đúng

A. A và B nhiễm điện trái dấu nhau. 

B. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.

C. A không nhiễm điện , B nhiễm điện âm.             

D. Cả ba két luận đều đúng.

Câu hỏi 4 :

Hai quả cầu C và D lệch khỏi phương thẳng đứng như hình vẽ. Tìm kết luận đúng

A. C và D nhiễm điện cùng dấu nhau. 

B.  C nhiễm điện dương, D không nhiễm điện.

C. C không nhiễm điện , D nhiễm điện âm 

D. Cả ba két luận đều đúng.

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây chưa chính xác : 

A. Khi cọ xát hai vật, nếu vật A nhiễm điện tích dương thì vật B sẽ nhiễm điện tích âm. 

B. Một vật bị nhiễm điện sẽ có khả năng hút các vật nhẹ.

C. Một vật nếu khi cọ xát xào vật A thì nó bị nhiễm điện dương, cũng vật ấy khi cọ xát vào vật B sẽ nhiễm điện âm. 

D. Hai vật đẩy nhau chứng tỏ hai vật bị nhiễm điện cùng dấu nhau.

Câu hỏi 6 :

Chọn câu sai

A. Vật bị nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm lớn hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật. 

B. Vật bị nhiễm điện dương khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm nhỏ hơn tổng các điện tích dương chứa trong vật.

C. Vật trung hòa khi tổng các điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của các điện tích âm. 

D. Không có câu nào đúng.

Câu hỏi 7 :

Ta biết chỉ có hai loại điện tích ( đt âm và đt dương ). Tìm nhận xét đúng

A. Vật nhiễm điện âm thì chỉ mang các điện tích âm. 

B. Vật nhiễm điện dương thì chỉ mang các điện tích dương.

C. Vật trung hòa không chứa các điện tích. 

D. Không có câu nào đúng.

Câu hỏi 8 :

Tìm phát biểu đúng

A. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron không mang điện tích chuyển động xung quanh hạt  nhân. 

B. Một vật trung hòa, nếu nhận thêm electron sẽ bị nhiễm điện dương.

C. Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt electron có thể vẫn bị nhiễm điện âm. 

D. Bình thường ở trạng thái cơ bản nguyên tử chưa trung hòa về điện vì tổng điện tích âm của các electron luôn không bằng với điện tích dương của hạt nhân.

Câu hỏi 9 :

Tìm phát biểu chưa đúng : 

A. Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác loại. 

B. Một vật bị nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron sẽ vẫn nhiễm điện âm.

C. Hai vật, nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại. 

D. Hai vật nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng tiếp xúc nhau có thể chúng trở nên trung hòa.

Câu hỏi 10 :

Có hai vật giống hệt nhau, nhiễm điện trái dấu: vật A nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện âm. Cho hai vật tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra. Tìm phát biểu không đúng : 

A. Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích dương nếu ban đầu điện tích dương của A lớn hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B. 

B. Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích âm nếu ban đầu điện tích dương của A nhỏ hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.

C. Sau khi tách ra, cả hai vật đều trung hòa điện nếu ban đầu điện tích dương của vật A bằng trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B. 

D. Không có nhận xét nào đúng.

Câu hỏi 11 :

Có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A,B người ta thấy vật C nằm yên. Nếu xem lực hút hoặc đẩy giữa hai vật A và C, B và C. Tìm kết luận đúng : 

A. Ba vật đã cho nhiễm điện cùng dấu. 

B. Vật A và B nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật C.

C. Vật A và C nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật B. 

D. a và b đều đúng.

Câu hỏi 12 :

Có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A,B người ta thấy vật C bị hút về phía A. Nếu xem lực hút hoặc đẩy giữa hai vật A và C, B và C. Tìm kết luận đúng : 

A. Ba vật đã cho nhiễm điện cùng dấu. 

B. Vật A và B nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật C.

C. Vật B và C nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật A. 

D. Vật A và C nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật B.          

Câu hỏi 13 :

Nối 2 quả cầu kim loại A và B bằng một sợi dây bằng đồng như hình vẽ. Trường hợp nào sau đây không có dòng điện chạy qua dây dẫn: 

A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. 

B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.

C. A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện. 

D. A, B đều không nhiễm điện.

Câu hỏi 14 :

Nối hai quả cầu A,B bằng dây dẫn, người ta thấy electron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Tìm kết luận đúng: 

A.  A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. 

B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.

C. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương. 

D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm.

Câu hỏi 15 :

Vật nào dưới đây là vật không dẫn điện: 

A. Than chì       

B. Dây thép            

C. Gỗ khô  

D. a và c đúng.

Câu hỏi 16 :

Cho các chất cách điện sau: cao su, thủy tinh, nước cất, sứ. Độ cách điện của chúng giảm dần theo thứ tự: 

A. Cao su, thủy tinh, nước cất, sứ.        

B. Sứ, cao su, thủy tinh, nước cất.

C. Sứ, thủy tinh, cao su, nước cất.            

D. Thủy tinh, cao su, sứ, nước cất.

Câu hỏi 17 :

Vật nào dưới đây không có electron tự do : 

A. Một đoạn dây đồng.          

B. Một khối sắt.       

C. Một đoạn vỏ dây điện. 

D. Một cây đinh thép.

Câu hỏi 18 :

Khi có dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại các electron tự do dịch chuyển với vận tốc khoảng:         

A. 0,1mm/s → 1mm/s       

B. 0,1mm/s → 10mm/s       

C. 1mm/s → 10mm/s                

D. 0,1cm/s → 1cm/s

Câu hỏi 19 :

Cho nguồn điện nối với dây dẫn và bóng đèn thành mạch kín. Tìm phát biểu không chính xác: 

A. Electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển về phía cực dương của nguồn điện. 

B. Dòng điện đi từ cực dương của nguồnđiện, qua bóng đèn đến cực âm của nguồn.

C. Electron tự do chuyển động ngược chiều dòng điện trong dây dẫn. 

D. Electron tự do chuyển động cùng chiều dòng điện trong dây dẫn.

Câu hỏi 20 :

Khi cho dòng điện chạy qua một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật bằng : 

A. Nhôm.     

B. Đồng.         

C. Sắt.                   

D. Chì.

Câu hỏi 21 :

Chuông điện thoại hoạt động là do: 

A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.       

B. Tác dụng hút và đẩy các vật bị nhiễm điện. 

C.  Tác dụng từ của dòng điện. 

D. Cả 3 tác dụng trên.

Câu hỏi 22 :

Vật nào sau đây có tác dụng từ : 

A. Một cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt.    

B. Một đèn ống đang có dòng điện chạy qua.

C. Hai vật bị nhiễm điện đang hút nhau.            

D. Không vật nào có tác dụng từ.

Câu hỏi 23 :

Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat ( CuSO4 ) biểu hiện ở chỗ : 

A. Làm dung dịch này nóng lên.    

B. Làm dung dịch này cạn dần.

C. Làm thỏi than nhúng trong dung dịch này được nối với cực âm của nguồn đổi màu từ đen sang vàng. 

D. Làm thỏi than nhúng trong dung dịch này được nối với cực dương của nguồn đổi màu từ đen sang vàng.

Câu hỏi 24 :

Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng đồng thì chiếc nhẫn phải được nối với cực nào của nguồn điện? Và dung dịch được sử dụng ở đây là gì? 

A. Nhẫn mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dd muối đồng sunfat ( CuSO4). 

B. Nhẫn mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dd muối đồng sunfat ( CuSO4).

C. Nhẫn mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dd muối bạc nitrat ( AgNO3). 

D. Nhẫn mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dd muối bạc nitrat ( AgNO3).

Câu hỏi 25 :

Trong y học tác dụng sinh lý của dòng điện sử dụng trong ; 

A. Chạy điện khi châm cứu.     

B. Chụp X quang.                 

C. Đo điện não đồ. 

D.  Đo huyết áp.

Câu hỏi 26 :

Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây : 

A. Làm nóng dây dẫn.   

B. Làm chất khí phát sáng.   

C. Hút các vụn nhôm, vụn sắt. 

D. Làm tê liệt hệ thần kinh.

Câu hỏi 27 :

Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tóc trong khoảng 0,1A đến 0,5A. Dùng ampe kế có  GHĐ và ĐCNN nào sau đây là phù hợp nhất: 

A. GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,2A.        

B. GHĐ là 400mA, ĐCNN là 2mA.

C. GHĐ là 1A, ĐCNN là 0,1A.          

D.  GHĐ là 1A, ĐCNN là 0,2A.

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây không đúng : 

A. Khi dòng điện qua bóng đèn càng lớn thì bóng đèn càng sáng. 

B. Để đo cường độ dòng điện qua mạch ta dùng ampe kế mắc vào mạch, chốt (+) mắc về phía cực dương của nguồn.

C. Dòng điện chay qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt càng lớn, cuộn dây hút các mảnh sắt càng mạnh. 

D. Khi sử dụng ampe kế, không được dùng ampe kế có  GHĐ nhỏ hơn cường độ dòng điện cần đo.

Câu hỏi 30 :

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi : 

A. Mạch điện có dây dẫn ngắn.     

B. Mạch điện không có cầu chì.

C. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của dụng cụ dùng điện. 

D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai đầu của công tắt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK