Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Toán học Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án !!

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tập số thực được kí hiệu là \(\mathbb{Q}\) ;

B. Số tự nhiên không phải là số thực;

C. Quan hệ giữa các tập số \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\);

D. Mọi số thực đều là số vô tỉ.

Câu hỏi 2 :

Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(\sqrt 4 \in \mathbb{N}\);

B. \(\sqrt 3 \in \mathbb{Q}\);

C. \(\frac{2}{3} \in \mathbb{R}\);

D. \( - 9 \in \mathbb{Z}\).

Câu hỏi 3 :

Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1

A. 0; 1; 2; …; 9;

B. 1; 2; …; 9;

C. 0;

D. 1.

Câu hỏi 4 :

So sánh 0,(31) và 0,3(12).

A. 0,(31) = 0,3(12);

B. 0,(31) > 0,3(12);

C. 0,(31) < 0,3(12);


</>

D. Không so sánh được.

Câu hỏi 5 :

Trong các số |− 9,35|; \(\sqrt {50} \); 6,(23); \(\sqrt 3 \) số lớn nhất là:

A. |− 9,35|;

B. 6,(23);

C. \(\frac{1}{3}\);

D. \(\sqrt 3 \).

Câu hỏi 6 :

Sử dụng máy tính cầm tay, so sánh \(\sqrt {10} \) và 3,163.

A. \(\sqrt {10} \)= 3,163;

B.\(\sqrt {10} \)< 3,163;


</>

C. \(\sqrt {10} \)> 3,163;

D. Không so sánh được.

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về cùng một phía là hai số đối nhau;

B. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau;

C. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau;

D. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O là hai số đối nhau.

Câu hỏi 8 :

Số đối của \(\sqrt 5 \) là:

A. 5;

B.\( - \sqrt 5 \);

C. \(\sqrt { - 5} \);

D. −5.

Câu hỏi 9 :

Chọn khẳng định sai.

A. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm 0 đến điểm x trên trục số;

B. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm –x đến điểm x trên trục số;

C. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm 0 đến điểm –x trên trục số;

D. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.

Câu hỏi 10 :

Giá trị tuyệt đối của −3,14 là:

A. −3,14;

B. 0;

C. ± 3,14;

D. 3,14.

Câu hỏi 12 :

Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số thực;

B. Mọi số nguyên đều là số thực;

C. \(\frac{1}{{16}} \in I\);

D. \(\frac{1}{{16}} \in \mathbb{R}\).

Câu hỏi 13 :

Sắp xếp các số thực \( - \frac{2}{3};\,\,\sqrt 2 ;\,\,0,2(14)\,;\frac{4}{7};\,\,0,123\) theo thứ tự từ lớn đến bé:

A. \( - \frac{2}{3}\);0,123; 0,2(14); \(\frac{4}{7}\); \(\sqrt 2 \);

B. \( - \frac{2}{3}\);\(\frac{4}{7}\); 0,123; 0,2(14); \(\sqrt 2 \);

C. \(\sqrt 2 \); \(\frac{4}{7}\); 0,123; 0,2(14); \( - \frac{2}{3}\);

D. \(\sqrt 2 \); \(\frac{4}{7}\); 0,2(14); 0,123; \( - \frac{2}{3}\).

Câu hỏi 14 :

Giá trị của biểu thức \(\sqrt {\left| { - 16} \right|} = ?\)

A. 16;

B. −4;

C. 4;

D. Không tồn tại.

Câu hỏi 15 :

Tìm giá trị của z biết |z – 8| = 0

A. 8;

B. −8;

C. 0;

D. ± 8.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK