Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khoa xã hội Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án - Bộ Cánh diều !!

Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án - Bộ Cánh diều !!

Câu hỏi 1 :

Khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, địa bàn chủ yếu ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc khu vực

A. Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. 

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. 

C. Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. 

D. Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

Câu hỏi 2 :

Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới phong tục tập quán nào của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ, tết. 

B. Xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại. 

C. Nhuộm răng đen. 

D. Sử dụng trầu cau trong dịp cưới hỏi.

Câu hỏi 3 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang?

A. Vua Hùng đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. 

B. Giúp việc cho Vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng. 

C. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc hầu đứng đầu. 

D. Bồ Chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ (làng, xã).

Câu hỏi 4 :

Kinh đô của nước Âu Lạc là 

A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). 

B. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). 

C. Phú Xuân (Huế). 

D. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Câu hỏi 5 :

Loại vũ khí đặc sắc của quân dân Âu Lạc là

A. nỏ Liên Châu. 

B. súng thần cơ. 

C. súng trường.

D. cung tên.

Câu hỏi 6 :

Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống

A. quân Nam Hán lần thứ nhất (931). 

B. quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN). 

C. ách đô hộ của nhà Ngô (thế kỉ III). 

D. ách đô hộ của nhà Đường (thế kỉ IX).

Câu hỏi 7 :

Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt. 

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. 

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc đối với người Việt.

Câu hỏi 8 :

Hoạt động kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời Bắc thuộc là

A. sản xuất thủ công nghiệp. 

B. sản xuất nông nghiệp. 

C. trao đổi, buôn bán qua đường biển. 

D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

Câu hỏi 9 :

Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây? 

A. Rắn. 

B. Lỏng. 

C. Quánh dẻo. 

D. Khí.

Câu hỏi 10 :

Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong. 

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất. 

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi). 

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.

Câu hỏi 11 :

Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn. 

B. Phong hoá.

C. Xâm thực.

D. Nâng lên.

Câu hỏi 12 :

Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính? 

A. 4 loại. 

B. 5 loại. 

C. 2 loại. 

D. 3 loại.

Câu hỏi 13 :

Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. 

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực. 

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng. 

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu hỏi 14 :

Không khí luôn luôn chuyển động từ 

A. áp cao về áp thấp.

B. đất liền ra biển. 

C. áp thấp về áp cao. 

D. biển vào đất liền.

Câu hỏi 15 :

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp? 

A. 5. 

B. 6. 

C. 7. 

D. 8.

Câu hỏi 16 :

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng 

A. chí tuyến. 

B. ôn đới. 

C. Xích đạo.

D. cận cực.

Câu hỏi 17 :

Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.

B. tạo thành các đám mây. 

C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa. 

D. diễn ra sự ngưng tụ.

Câu hỏi 18 :

Biến đổi khí hậu là do tác động của 

A. các thiên thạch rơi xuống. 

B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí. 

C. các thiên tai trong tự nhiên. 

D. các hoạt động của con người.

Câu hỏi 19 :

Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau. 

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau. 

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu hỏi 20 :

Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. mỗi quốc gia. 

B. mỗi khu vực. 

C. mỗi châu lục. 

D. toàn thế giới.

Câu hỏi 23 :

Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ 

A. V TCN. 

B. VI TCN. 

C. VII TCN. 

D. VIII TCN.

Câu hỏi 24 :

Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văng Lang – Âu Lạc?

A. Cư dân thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa. 

B. Thuyền bè là phương tiện đi lại chủ yếu. 

C. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. 

D. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ…

Câu hỏi 25 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa. 

B. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi. 

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu hỏi 26 :

Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc?

A. Hùng Vương. 

B. Bà Triệu.

C. Thục Phán. 

D. Hai Bà Trưng.

Câu hỏi 27 :

Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 28 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Âu Lạc?

A. Chưa có luật pháp và quân đội. 

B. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố. 

C. Hùng Vương đứng đầu đất nước. 

D. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).

Câu hỏi 29 :

Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng 

A. sắt. 

B. thiếc. 

C. đồng đỏ.

D. đồng thau.

Câu hỏi 30 :

Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?

A. Lạc hầu, địa chủ Hán. 

B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt. 

C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.

D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.

Câu hỏi 31 :

Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi. 

B. Miệng. 

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Câu hỏi 32 :

Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là 

A. Đại Tây Dương. 

B. Thái Bình Dương. 

C. Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải.

Câu hỏi 33 :

Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề. 

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất. 

C. Tạo ra các dạng địa hình mới.

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu hỏi 34 :

Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc 

A. núi thấp. 

B. núi già. 

C. núi cao. 

D. núi trẻ.

Câu hỏi 35 :

Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc. 

B. Bắc Trung Bộ. 

C. Đông Bắc. 

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 36 :

Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển. 

C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển. 

D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu hỏi 37 :

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí. 

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc. 

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí. 

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu hỏi 38 :

Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? 

A. Áp kế. 

B. Nhiệt kế. 

C. Vũ kế. 

D. Ẩm kế.

Câu hỏi 39 :

Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng? 

A. Tây ôn đới. 

B. Gió mùa. 

C. Tín phong. 

D. Đông cực.

Câu hỏi 40 :

Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho 

A. băng hai cực tăng. 

B. mực nước biển dâng.

C. sinh vật phong phú. 

D. thiên tai bất thường.

Câu hỏi 41 :

Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?

A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá. 

B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn. 

C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển. 

D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.

Câu hỏi 45 :

Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 46 :

Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 

B. Tục nhuộm răng và xăm mình. 

C. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên. 

D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ, tết.

Câu hỏi 47 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?

A. Chưa có quân đội và luật pháp. 

B. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. 

C. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố. 

D. Có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt.

Câu hỏi 48 :

Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở 

A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). 

B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay). 

C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).

D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu hỏi 49 :

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. sản xuất thủ công nghiệp. 

B. trao đổi, buôn bán qua đường biển. 

C. sản xuất nông nghiệp. 

D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

Câu hỏi 50 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?

A. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu. 

B. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.

C. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà. 

D. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu hỏi 51 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. 

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê… 

C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

D. Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.

Câu hỏi 52 :

Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú. 

B. Lạc tướng. 

C. Bồ chính. 

D. Thứ sử.

Câu hỏi 53 :

Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1. 

B. 3. 

C. 2. 

D. 4.

Câu hỏi 54 :

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành. 

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi. 

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng. 

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu hỏi 55 :

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là 

A. năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. 

C. năng lượng của bức xạ mặt trời. 

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu hỏi 56 :

Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm 

A. núi cao và núi thấp. 

B. núi già và núi trẻ. 

C. núi thấp và núi trẻ.

D. núi cao và núi già.

Câu hỏi 57 :

Khoáng sản nhiên liệu không phải là 

A. mangan.

B. khí đốt. 

C. than bùn. 

D. dầu mỏ.

Câu hỏi 58 :

Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây? 

A. Vùng vĩ độ thấp. 

B. Vùng vĩ độ cao. 

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Câu hỏi 59 :

Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do

A. nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc. 

B. càng lên cao nhiệt độ càng tăng. 

C. đỉnh núi nhận được bức xạ lớn hơn. 

D. càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Câu hỏi 60 :

Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây? 

A. Chí tuyến. 

B. Cận cực. 

C. Xích đạo. 

D. Ôn đới.

Câu hỏi 61 :

Yếu tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người là 

A. thổ nhưỡng. 

B. địa hình. 

C. sông ngòi. 

D. khí hậu.

Câu hỏi 62 :

Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là 

A. nhiệt độ Trái Đất tăng. 

B. số lượng sinh vật tăng.

C. mực nước ở sông tăng. 

D. dân số ngày càng tăng.

Câu hỏi 63 :

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần. 

B. hoạt động vận động kiến tạo. 

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. 

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu hỏi 64 :

Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Câu hỏi 67 :

Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, người đứng đầu các bộ là 

A. Hùng vương. 

B. Lạc tướng. 

C. Lạc hầu. 

D. Bồ chính.

Câu hỏi 68 :

Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Thờ cúng tổ tiên. 

B. Tục thờ thần – vua. 

C. Thờ các vị thần tự nhiên (thần sông, núi,…). 

D. Thờ cúng các nhân vật có công với cộng đồng.

Câu hỏi 69 :

Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 

B. Tinh thần nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Cư dân thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa. 

D. Hoạt động làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Câu hỏi 70 :

Nước Âu Lạc ra đời vào năm 

A. 218 TCN. 

B. 208 TCN. 

C. 207 TCN. 

D. 179 TCN.

Câu hỏi 71 :

Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. 

C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. 

D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 72 :

So với thời Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. 

B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. 

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. 

D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu hỏi 73 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

A. Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. 

B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê… 

C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa. 

D. Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.

Câu hỏi 74 :

Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào? 

A. Lạc hầu, địa chủ Hán. 

B. Lạc dân, nông dân lệ thuộc. 

C. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc. 

D. Lạc tướng, hào trưởng người Việt.

Câu hỏi 75 :

Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây? 

A. Bắc Mĩ. 

B. Á - Âu. 

C. Nam Mĩ. 

D. Nam Cực.

Câu hỏi 76 :

Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

A. Yên Bái. 

B. Sơn La. 

C. Điện Biên. 

D. Hà Giang.

Câu hỏi 77 :

Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? 

A. Động đất, núi lửa. 

B. Sóng thần, xoáy nước. 

C. Lũ lụt, sạt lở đất. 

D. Phong hóa, xâm thực.

Câu hỏi 78 :

Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ. 

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm. 

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. 

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu hỏi 79 :

Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành 

A. nhiên liệu. 

B. kim loại. 

C. phi kim loại. 

D. nguyên liệu.

Câu hỏi 80 :

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng? 

A. 3 tầng. 

B. 4 tầng. 

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

Câu hỏi 81 :

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp. 

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp. 

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp. 

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Câu hỏi 82 :

Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế. 

B. Áp kế. 

C. Nhiệt kế. 

D. Vũ kế.

Câu hỏi 83 :

Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra

A. trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi. 

B. lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên. 

C. trong một thời gian dài ở một nơi nhất định. 

D. khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 84 :

Biến đổi khí hậu là những thay đổi của 

A. sinh vật. 

B. sông ngòi. 

C. khí hậu. 

D. địa hình.

Câu hỏi 85 :

Vận động tạo núi là vận động 

A. nâng lên - hạ xuống. 

B. phong hóa - sinh học. 

C. uốn nếp - đứt gãy.

D. bóc mòn - vận chuyển.

Câu hỏi 86 :

Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng 

A. cao nguyên.

B. đồng bằng. 

C. đồi. 

D. núi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK