Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương số 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương số 3

Câu hỏi 1 :

Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng:

A. Đều mang tính quy phạm

B. Đều mang tính bắt buộc chung

C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn

D. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận

Câu hỏi 2 :

Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội:

A. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

B. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo

C. Nghị quyết của Quốc Hội

D. Điều lệ của Đảng cộng Sản

Câu hỏi 3 :

Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật:

A. Điều lệ của hội đồng hương

B. Nghị quyết của Đảng cộng sản

C. Nghị quyết của Quốc Hội

D. Điều lệ của Đảng cộng Sản

Câu hỏi 4 :

Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành?

A. Bộ Giáo dục, Đào tạo

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Chính phủ

D. Quốc hội

Câu hỏi 5 :

Văn bản luật là loại văn bản do:

A. Quốc Hội ban hành

B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định

C. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành

D. Chính phhủ ban hành

Câu hỏi 6 :

Thực hiện pháp luật là:

A. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.

B. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật luôn có sự tham gia của nhà nước.

C. Một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

D. Quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật

Câu hỏi 7 :

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.

B. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.

C. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.

Câu hỏi 8 :

Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

B. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.

C. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.

D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.

Câu hỏi 9 :

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.

B. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

C. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.

D. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.

Câu hỏi 10 :

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Luôn luôn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật

C. Nhà nước bắt buộc các chủ thể pháp luật phải thực hiện những quy định của pháp luật.

D. Các chủ thể pháp luật tự mình thực hiện những quy định của pháp luật.

Câu hỏi 11 :

Tìm đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do ......................, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

A. Chủ thể có năng lực pháp luật thực hiện

B. Chủ thể có năng lực hành vi thực hiện

C. Chủ thể đủ 18 tuổi thực hiện

D. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Câu hỏi 13 :

Hành vi trái pháp luật nào sau đây là dạng hành vi không hành động?

A. Xúi giục người khác trộm cắp tài sản

B. Đe dọa giết người

C. Không đóng thuế

D. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Câu hỏi 14 :

Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:

A. Hành vi xác định của con người

B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó

C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 15 :

Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật?

A. Hành vi vi phạm vào điều lệ Đảng

B. Hành vi vi phạm vào điều lệ đoàn

C. Hút thuốc lá trong khuôn viên của trường Đại học Công nghiệp

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 16 :

Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hình sự, vừa là vi phạm pháp luật hành chính

B. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hành chính, vừa là vi phạm pháp luật dân sự

C. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm kỉ luật

D. Một hành vi có thể đồng thời vi phạm vào nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau

Câu hỏi 17 :

Anh Nguyễn Văn A có hành vi cướp xe máy của chị Lê Thị B, vậy khách thể của hành vi vi phạm pháp luật trên là:

A. Chiếc xe gắn máy

B. Quyền sử dụng xe gắn máy của B

C. Quyền định đoạt xe gắn máy của B

D. Quyền sở hữu về tài sản của B

Câu hỏi 18 :

Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Vi phạm pháp luật là cơ sở của trách nhiệm pháp lí

B. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lí có tác dụng làm hạn chế vi phạm pháp luật

C. Trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật

D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự

Câu hỏi 19 :

Có mấy hình thức lỗi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 20 :

Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính

B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự

C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm kỉ luật

D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi 21 :

Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ

B. Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật

C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều trái pháp luật

D. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật

Câu hỏi 22 :

Thông thường vi phạm pháp luật được phân thành các loại:

A. Tội phạm và vi phạm pháp luật khác

B. Vi phạm pháp luật hình sự; vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm kỷ luật

C. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi

D. Vi phạm luật tài chính, vi phạm luật đất đai, vi phạm luật lao động, vi phạm luật hôn nhân, gia đình

Câu hỏi 23 :

Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 24 :

Hành vi trái pháp luật là:

A. Không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm

B. Đã làm những việc mà pháp luật cấm

C. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 25 :

Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Một hành vi trái pháp luật thì bao giờ cũng xâm hại tới ..........................:

A. Quan hệ ngoại giao

B. Quan hệ gia đình

C. Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

D. Mọi quan hệ trong đời sống xã hội

Câu hỏi 26 :

Năng lực trách nhiệm pháp lí là:

A. Khả năng của cá nhân thực hiện được những hành vi nhất định

B. Khả năng của tổ chức thực hiện được những hành vi nhất định

C. Khả năng của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm từ hành vi trái pháp luật và hậu quả từ hành vi đó

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 27 :

Vi phạm pháp luật là:

A. Hành vi trái pháp luật, do con người thực hiện

B. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có lỗi

C. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có năng lực trách nhiệm pháp lí

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 28 :

Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Vi phạm nội quy, quy chế trường học

B. Vi phạm điều lệ Đảng

C. Vi phạm điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản

D. Vi phạm tín điều tôn giáo

Câu hỏi 29 :

Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?

A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng

B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều

D. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi

Câu hỏi 30 :

Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?

A. Xây dựng nhà trái phép

B. Cướp giật tài sản

C. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

D. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả

Câu hỏi 31 :

Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?

A. Gây mất trật tự nơi công cộng

B. Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường

C. Chống người thi hành công vụ

D. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy ở tuyến đường bắt buộc

Câu hỏi 32 :

Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?

A. Vi phạm điều lệ đoàn thanh niên cộng sản

B. Sử dụng trái phép chất ma túy

C. Gây mất trật tự trong phòng thi

D. Trộm tivi của người khác

Câu hỏi 33 :

Học sinh, sinh viên vi phạm vào nội quy, quy chế của trường học có phải là vi phạm pháp luật không?

A. Phải

B. Không phải

C. Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể để xem xét có phải hay không

D. Có thể là vi phạm pháp luật, có thể không phải

Câu hỏi 34 :

Hành vi gây mất trật tự trong lớp học, thuộc loại vi phạm nào sau đây?

A. Vi phạm hình sự

B. Vi phạm hành chính

C. Vi phạm kỷ luật

D. Vi phạm dân sự

Câu hỏi 35 :

Trách nhiệm pháp lý là:

A. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với nhà nước

B. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với chủ thể bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại

C. Việc nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật

D. Những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật

Câu hỏi 36 :

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý:

A. Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội

B. Về hình thức là quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật

C. Là quá trình nhà nước xử lý hành vi vi phạm pháp luật

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 37 :

Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm:

A. Trừng phạt chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật

B. Cải tạo, giáo dục chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật

C. Phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật đối với mọi người

D. Trừng phạt, cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật và phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người

Câu hỏi 38 :

Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu hỏi 39 :

Khi nghiên cứu về các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

B. Một hành vi vi phạm pháp luật phải áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý.

C. Một hành vi vi phạm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.

D. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý một lần.

Câu hỏi 41 :

Thông thường trách nhiệm pháp lý được phân thành các loại nào?

A. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý dân sự

B. Trách nhiệm pháp lý hình sự; trách nhiệm pháp lý hành chính; trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm kỷ luật

C. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính

D. Không thể xác định chính xác

Câu hỏi 42 :

Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự?

A. Công an

B. Chủ tịch Ủy Ban nhân dân

C. Tòa án

D. Viện kiểm sát

Câu hỏi 43 :

Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính?

A. Các cơ quan quản lí nhà nước

B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân

C. Tòa Án

D. Viện kiểm sát

Câu hỏi 45 :

Người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỉ luật?

A. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp…

B. Chủ tịch nước

C. Thư kí Tòa án nhân dân

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 46 :

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:

A. Do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành

B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước

C. Có giá trị pháp lý cao nhất

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 47 :

Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định độ tuổi để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là:

A. Đủ 18 tuổi trở lên

B. Đủ 19 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên

Câu hỏi 48 :

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong văn bản luật nào?

A. Luật Hình sự

B. Luật Dân sự

C. Luật Lao động

D. Luật Hiến pháp

Câu hỏi 49 :

Những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:

A. Rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau

B. Luật Dân sự

C. Luật Lao động

D. Hiến pháp

Câu hỏi 50 :

Tiền lương là một chế định của ngành luật:

A. Dân sự

B. Hành chính

C. Bảo hiểm xã hội

D. Lao động

Câu hỏi 51 :

Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào sau đây?

A. Chính phủ

B. Quốc Hội và Hội đồng nhân dân

C. Ủy ban nhân dân các cấp

D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương

Câu hỏi 53 :

Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ?

A. Ba

B. Bốn

C. Hai

D. Sáu

Câu hỏi 54 :

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là:

A. Tự nguyện

B. Thỏa thuận

C. Bình đẳng

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 55 :

Hợp đồng lao động được quy định trong văn bản nào?

A. Luật dân sự

B. Luật lao động

C. Luật doanh nghiệp

D. Luật thương mại

Câu hỏi 56 :

Điều 32 Luật lao động quy định: tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc là:

A. Ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó

B. Ít nhất phải bằng 50% mức lương cấp bậc của công việc đó

C. Ít nhất phải bằng 60% mức lương cấp bậc của công việc đó

D. Ít nhất phải bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó

Câu hỏi 57 :

Điều 32 Luật lao động quy định: thời gian thử việc là:

A. Không được quá 90 ngày đối với lao đông chuyên môn kĩ thuật cao

B. Không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao

C. Không được quá 60 ngày đối với lao động khác

D. Không được quá 40 ngày đối với lao động khác

Câu hỏi 58 :

Theo quy định của Luật lao động thì người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, tết trong năm:

A. Tám ngày

B. Chín ngày

C. Mười ngày

D. Nhà nước sẽ qui định số ngày nghỉ cho năm đó

Câu hỏi 59 :

Điều 36, 37 Luật lao động quy định: đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

A. Báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày

B. Do ốm đau, đã điều trị 6 tháng nhưng chưa khỏi

C. Do tai nạn, đã điều trị 6 tháng nhưng chưa khỏi

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 60 :

Điều 157 Luật lao động quy định: tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa:

A. Người lao động với tập thể lao động

B. Tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động

C. Người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động

D. Người lao động, tập thể lao động với tổ chức Công đoàn

Câu hỏi 61 :

Khi nghiên cứu về quyền của người sử dụng lao động thì khẳng định nào sau đây là sai:

A. Được tuyển chọn người lao động, bố trí công việc theo quy định của pháp luật

B. Được khen thưởng, xử lí người lao động vi phạm kỉ luật theo quy định của pháp luật

C. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp

D. Được cử đại diện để kí kết thỏa ước lao động tập thể

Câu hỏi 62 :

Người lao động có nghĩa vụ:

A. Chấp hành đúng quy định về an toàn lao động

B. Hoàn thành những công việc được giao trong mọi trường hợp

C. Tuân theo sự điều động của người sử dụng lao động trong mọi trường hợp

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 63 :

Nhà nước ta đã có những bản hiến pháp nào?

A. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1954 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992

B. Hiến pháp 1945 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992

C. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992

D. Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1954 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 2001

Câu hỏi 65 :

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:

A. Do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành

B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước

C. Có giá trị pháp lý cao nhất

D. Bao gồm Tất cả

Câu hỏi 66 :

Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất là:

A. Chế độ chính trị

B. Chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ…

C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 67 :

Hiến pháp được thông qua khi ít nhất có:

A. Một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

B. Hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

C. Ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

D. Một trăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

Câu hỏi 68 :

Những chức danh nào sau đây bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội:

A. Phó Thủ tướng Chính phủ

B. Thủ tướng Chính phủ

C. Bộ trưởng

D. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Câu hỏi 70 :

Hình phạt được quy định trong:

A. Luật hành chính

B. Luật hình sự

C. Luật Tố tụng hình sự

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 71 :

Quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân quy định trong chương III Luật dân sự 2005?

A. Quyền được thông tin

B. Quyền xác định lại giới tính

C. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm

D. Quyền được khai sinh

Câu hỏi 72 :

Các hình thức giao kết hợp đồng dân sự là:

A. Hợp đồng miệng

B. Hợp đồng bằng văn bản

C. Hợp đồng bằng văn bản có chứng thực

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 73 :

Hợp đồng nào sau đây không quy định trong luật dân sự?

A. Hợp đồng thuê nhà

B. Hợp đồng tặng cho tài sản

C. Hợp đồng thương mại

D. Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải

Câu hỏi 74 :

Khi nghiên cứu về quyền định đoạt (quy định trong Luật dân sự) thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Người là chủ sở hữu thì có quyền định đoạt tài sản của mình

B. Người không phải là chủ sở hữu thì không có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu

C. Người là chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản của mình

D. Chủ sở hữu giao cho người thân định đoạt tài sản thay mình

Câu hỏi 75 :

Việc đăng kí kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân- gia đình được xác lập khi:

A. Ủy Ban nhân dân có thẩm quyền đăng kí kết hôn

B. Một trong hai bên kết hôn có thể ủy quyền cho nhau đăng kí kết hôn để đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền

C. Quan hệ hôn nhân xác lập sau khi tổ chức tiệc cưới

D. Tòa án nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ tiến hành đăng kí kết hôn

Câu hỏi 76 :

Khi tìm hiểu về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và các con, thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Con có bổn phận kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ,giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

B. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

C. Nghiêm cấm các con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 77 :

Doanh nghiệp tư nhân là:

A. Doanh nghiệp do nhiều cá nhân làm chủ

B. Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm

C. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp do mọi người tham gia vào doanh nghiệp quyết định

D. Một cá nhân được quyền thành lập nhiều

Câu hỏi 78 :

Vi phạm hành chính là hành vi do:

A. Cá nhân, tổ chức thực hiện

B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

C. Hành vi đó không phải là tội phạm

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 79 :

Luật hình sự điều chỉnh:

A. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người vi phạm pháp luật

B. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

C. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự

D. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức phạm tội

Câu hỏi 80 :

Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác là:

A. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi

B. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi

C. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý

D. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK