Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 11

Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 11

Câu hỏi 1 :

Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng do:

A. Chủ tịch Quốc hội quy định.

B. Chủ tịch nước quy định.

C. Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

D. Chính phủ quy định.

Câu hỏi 2 :

Các yếu tố cấu thành quốc gia:

A. Lãnh thổ, dân cư và nhà nước.

B. Lãnh thổ, dân cư và chế độ chính trị.

C. Lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng.

D. Lãnh thổ, dân cư và hệ thống chính trị.

Câu hỏi 3 :

Lãnh thổ quốc gia là:

A. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời của quốc gia.

B. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, các đảo, vùng biển, vùng trời của quốc gia.

C. Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia.

D. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời, các đảo và quần đảo của quốc gia.

Câu hỏi 4 :

Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm:

A. Vùng đất, vùng biển, vùng trời quốc gia.

B. Đất liền, vùng biển đảo và vùng trời quốc gia.

C. Vùng đất, vùng biển, vùng trời quốc gia và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.

D. Vùng đất, vùng biển đảo, vùng trời và khu vực biên giới quốc gia.

Câu hỏi 5 :

Vùng đất quốc gia Việt Nam bao gồm:

A. Đất liền, các đảo và quần đảo.

B. Đất liền, các đảo và bán đảo.

C. Đất liền và các quần đảo.

D. Đất liền, bán đảo và quần đảo.

Câu hỏi 6 :

Trong vùng biển quốc gia, nội thủy là:

A. Vùng nước nằm bên trong lục địa.

B. Vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở.

C. Vùng biển nằm phía trong biên giới quốc gia trên biển.

D. Vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở.

Câu hỏi 7 :

Trong vùng biển quốc gia, nội thủy có chế độ pháp lý:

A. Tương tự như lãnh hải.

B. Như trên đất liền.

C. Như vùng đặc quyền kinh tế.

D. Như vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu hỏi 8 :

Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối ở:

A. Lãnh hải.

B. Nội thủy.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu hỏi 9 :

Vùng biển quốc gia, lãnh hải là:

A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ bờ biển.

B. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ biên giới quốc gia trên biển.

C. Vùng biển có chiều rộng 10 hải lý tính từ đường cơ sở.

D. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Câu hỏi 10 :

Vùng biển nào, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và không tuyệt đối:

A. Nội thủy.

B. Lãnh hải.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu hỏi 11 :

Lãnh hải của nước ta gồm:

A. Lãnh hải của đất liền.

B. Lãnh hải của đảo.

C. Lãnh hải của quần đảo.

D. Cả ba lựa chọn trên

Câu hỏi 12 :

Biên giới quốc gia trên biển là:

A. Ranh giới ngoài của lãnh hải.

B. Ranh giới ngoài của các vùng tiếp giáp lãnh hải.

C. Ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.

D. Ranh giới ngoài của nội thủy.

Câu hỏi 13 :

Vùng trời quốc gia là:

A. Khoảng không gian phía trên vùng đất và vùng biển quốc gia.

B. Khoảng không gian phía trên đất liền và vùng biển quốc gia.

C. Khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia.

D. Khoảng không gian phía trên đất liền, đảo và quần đảo.

Câu hỏi 14 :

Chủ quyền quốc gia là:

A. Quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

B. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

C. Quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc, quyền quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 15 :

Các quốc gia thể hiện chủ quyền trên những phƣơng diện nào:

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Quân sự, ngoại giao.

D. Tất cả lựa chọn trên.

Câu hỏi 16 :

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là:

A. Một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ vùng đất, biển, vùng trời của quốc gia.

B. Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyết định mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia.

C. Một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình.

D. Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu hỏi 17 :

Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

A. Đấu tranh làm thất bại các hoạt động phá hoại của các thế lực chống phá Việt Nam.

B. Xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh.

C. Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp về mọi mặt trong phạm vi lãnh thổ.

D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Câu hỏi 18 :

Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm:

A. Biên giới quốc gia trên đất liền, biển và trên không.

B. Biên giới quốc gia trong lòng đất và trên biển.

C. Biên giới quốc gia trên không, biển và trong lòng đất.

D. Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất

Câu hỏi 19 :

Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định bằng:

A. Các mốc quốc giới trên thực địa.

B. Các tọa độ trên hải đồ.

C. Các tọa độ trên bản đồ.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 20 :

Biên giới quốc gia trên biển được đánh dấu bằng:

A. Các mốc quốc giới trên biển.

B. Các tọa độ trên hải đồ.

C. Các tọa độ trên bản đồ.

D. Kinh độ, vĩ độ.

Câu hỏi 21 :

Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:

A. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế khu vực biên giới.

B. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở chính trị vững chắc ở khu vực biên giới.

C. Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.

D. Ưu tiên xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở khu vực biên giới.

Câu hỏi 22 :

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được Đảng và Nhà nước ta xác định:

A. Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

C. Là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.

D. Là một nội dung quan trọng của chiến lược đối ngoại trong thời kỳ mới.

Câu hỏi 23 :

Quan điểm của Nhà nước ta về xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:

A. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh của hàng ngàn năm dựng nước.

B. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội.

C. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.

D. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 24 :

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới:

A. Thông qua các cơ quan tài phán và công ước của Liên Hợp Quốc về lãnh thổ, biên giới.

B. Thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

C. Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.

D. Bằng nhiều biện pháp kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Câu hỏi 25 :

Quan điểm xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà nước ta thể hiện:

A. Là vấn đề quan trọng cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

B. Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

C. Là quan điểm nhất quán, phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.

D. Là xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước ta.

Câu hỏi 26 :

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:

A. Là sự nghiệp của toàn dân.

B. Dưới sự lãnh đạo của Đảng.

C. Sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

D. Cả ba lựa chọn trên.

Câu hỏi 27 :

Trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, lực lượng nào là nòng cốt:

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Bộ đội địa phương.

D. Dân quân tự vệ.

Câu hỏi 28 :

Trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, lực lượng nào là nòng cốt chuyên trách:

A. Bộ đội Hải quân.

B. Bộ đội biên phòng.

C. Cảnh sát biển.

D. Dân quân tự vệ.

Câu hỏi 29 :

Đảng ta nhận định: trên thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển là:

A. Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các dân tộc.

B. Xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc.

C. Xu thế chủ yếu trong quan hệ giữa các dân tộc.

D. Xu thế quyết định sự phát triển của thế giới.

Câu hỏi 30 :

Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở phạm vi:

A. Châu Phi và châu Mỹ La tinh.

B. Châu Á và châu Âu.

C. Các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Từng quốc gia, khu vực và quốc tế.

Câu hỏi 31 :

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, giải quyết vấn đề dân tộc được xác định:

A. Vừa là quan điểm, vừa là phương châm của nhà nước Vô sản.

B. Vừa là nhiệm vụ, vừa là phương thức của nhà nước XHCN.

C. Vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Cách mạng XHCN.

D. Vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu của nhà nước XHCN.

Câu hỏi 32 :

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc:

A. Quan tâm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số.

B. Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

C. Xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.

D. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Câu hỏi 33 :

Nội dung giải quyết các vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin:

A. Các vấn đề dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng.

B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

C. Các dân tộc phải tự trị ly khai.

D. Các dân tộc phải có nền văn hóa chung.

Câu hỏi 34 :

Một trong các đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là:

A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú du canh, du cư.

B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú tập trung ở Miền Bắc.

C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú tập trung ở Tây Nguyên.

D. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.

Câu hỏi 35 :

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay được Đảng xác định:

A. Làđặc biệt quan trọng của cách mạng nước ta.

B. Là nguồn sức mạnh chủ yếu của đất nước ta.

C. Có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.

D. Có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.

Câu hỏi 36 :

Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta:

A. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc.

B. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ.

C. Chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.

D. Chống lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định đất nước.

Câu hỏi 37 :

Tôn giáo là một hình thái, ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan theo:

A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người.

B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia.

C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.

D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận tin theo.

Câu hỏi 38 :

Tôn giáo có những tính chất:

A. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.

B. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính khoa học.

C. Tính lịch sử, tính nghệ thuật, tính chính trị.

D. Tính kế thừa, tính quần chúng, tính chính trị.

Câu hỏi 39 :

Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố:

A. Kinh tế, xã hội, ý thức và hành vi.

B. Chính trị, xã hôi, tinh thần và tâm lý.

C. Kinh tế, xã hội, nhận thức và tâm lý.

D. Chính trị, xã hội, kinh tế và tinh thần.

Câu hỏi 40 :

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết các vấn đề tôn giáo trong cách mạng XHCN:

A. Quán triệt quan điểm lịch sử, toàn diện, cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

B. Gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

C. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.

D. Kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu.

Câu hỏi 41 :

Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay:

A. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.

B. Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực, phù hợp với xã hội mới.

C. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 42 :

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là:

A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”.

B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”.

C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.

D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”.

Câu hỏi 43 :

Ở nƣớc ta, công tác tôn giáo là trách nhiệm của:

A. Toàn dân.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể do Đảng lãnh đạo.

D. Toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Câu hỏi 44 :

Để vô hiệu hóa địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phương pháp chung cơ bản nhất là:

A. Tăng cường xây dựng củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. Tăng cường xây dựng củng cố các tổ chức chính trị vững mạnh.

C. Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo.

D. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa.

Câu hỏi 45 :

An ninh quốc gia là:

A. Là sự bình yên của đất nước, cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

B. Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Là sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

D. Cả B và C đúng.

Câu hỏi 46 :

Trong an ninh quốc gia, lĩnh vực nào là cốt lõi, xuyên suốt:

A. An ninh kinh tế.

B. An ninh chính trị.

C. An ninh tư tưởng văn hóa.

D. An ninh đối ngoại.

Câu hỏi 47 :

Bảo vệ an ninh quốc gia là:

A. Phòng ngừa các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.

B. Phát hiện các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.

C. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia của các thế lực phản động.

D. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.

Câu hỏi 48 :

Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia:

A. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, các cơ quan Nhà nước và nhân dân.

B. Những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế.

C. Cơ sở KHKT, văn hóa, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

D. Cả B và C đúng.

Câu hỏi 49 :

Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là:

A. Bảo vệ chế độ chính trị và nhà nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

B. Bảo vệ chính quyền các cấp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp đổi mới.

C. Bảo vệ bí mật của Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

D. Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

Câu hỏi 50 :

Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:

A. Kết hợp bảo vệ an ninh chính trị với bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

B. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

C. Tuân thủ những quy định của luật quốc phòng, luật an ninh và những quy định của chính quyền.

D. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ các công trình quốc phòng an ninh.

Câu hỏi 51 :

Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là:

A. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị biên phòng, dân quân tự vệ, dự bị động viên.

B. Cơ quan chỉ đạo tác chiến và các đơn vị an ninh quân đội, tình báo quân đội.

C. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân.

D. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bộ đội hải quân, biên phòng, cảnh sát biển.

Câu hỏi 52 :

Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia:

A. Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.

B. Vận động quần chúng, lực lượng vũ trang, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm

C. Vận động quần chúng, đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở cơ sở.

D. Phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Câu hỏi 53 :

Nội dung bảo vệ an ninh tổ quốc gồm:

A. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân.

B. Bảo vệ an ninh đối ngoại, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. Bảo vệ các chính sách kinh tế xã hội, tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước.

D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, biên giới, thông tin.

Câu hỏi 54 :

Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ:

A. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

B. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức chính trị xã hội.

C. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức quần chúng.

D. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của lực lượng quân đội.

Câu hỏi 55 :

Trong bảo vệ an ninh quốc gia, nội dung nào là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu, thường xuyên, cấp bách, toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp:

A. Bảo vệ an ninh biên giới.

B. Bảo vệ an ninh kinh tế.

C. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

D. Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo.

Câu hỏi 56 :

Bảo vệ an ninh kinh tế là:

A. Bảo vệ thành quả kinh tế, thành quả lao động sản xuất và đời sống của nhân dân.

B. Bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.

C. Bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường XHCN.

D. Bảo vệ công cuộc đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu hỏi 57 :

Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng là:

A. Bảo vệ đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Bảo vệ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

C. Bảo vệ các phong tục tập quán, truyền thống, tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam.

D. Bài trừ tư tưởng lạc hậu, văn hóa phẩm độc hại và các biểu hiện tiêu cực khác.

Câu hỏi 58 :

Nội dung giữ gìn trật tự an toàn xã hội:

A. Đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

B. Phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống thiên tai, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.

C. Phòng chống các phong tục cổ hủ, lạc hậu, thói hư, tật xấu.

D. Cả A và B đúng.

Câu hỏi 59 :

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ của:

A. Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.

B. Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.

C. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.

D. Tất cả mọi người tham gia giao thông.

Câu hỏi 60 :

Hiện nay, Việt Nam khẳng định là đối tác của:

A. Những quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ Việt Nam.

B. Những nước XHCN và các nước đang phát triển đang giúp đỡ Việt Nam.

C. Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam.

D. Những tổ chức, cá nhân tôn trọng, giúp đỡ tạo điều kiện để Việt Nam phát triển.

Câu hỏi 61 :

Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia:

A. Bọn tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế.

B. Bọn gián điệp, bọn phản động.

C. Các đối tượng xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

D. Các phần tử quá khích, gây rối.

Câu hỏi 62 :

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tập trung đấu tranh chống lực lượng phản động:

A. Bọn phản động lợi dụng tôn giáo dân tộc.

B. Bọn phản động người Việt Nam ở nước ngoài.

C. Bọn có tư tưởng quan điểm sai trái, thái hóa, biến chất.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 63 :

Đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội cần tập trung đấu tranh:

A. Bọn phản động trong và ngoài nước.

B. Bọn tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế.

C. Bọn tội phạm hình sự.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 64 :

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:

A. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt bảo vệ an ninh quốc gia.

B. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của lực lượng công an với lực lượng quân đội.

C. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

D. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu hỏi 65 :

Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:

A. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 66 :

Trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lực lượng nào là nòng cốt:

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Quần chúng nhân dân.

Câu hỏi 67 :

Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội:

A. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

B. Tích cực tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè do Đoàn thanh niên phát động.

C. Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

D. Cả A và C.

Câu hỏi 68 :

Phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của:

A. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.

B. Các lực lượng chuyên trách, quân đội, công an.

C. Cơ quan hành chính và công dân.

D. Viện kiểm soát, tòa án các cấp.

Câu hỏi 69 :

Phòng ngừa tội phạm là:

A. Phương hướng chính, là tư tưởng là cốt lõi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

B. Phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

C. Nhiệm vụ chính, là tư tưởng xuyên suốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

D. Nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Câu hỏi 70 :

Phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa:

A. Chính trị văn hóa sâu sắc.

B. Chính trị xã hội sâu sắc.

C. Chính trị giáo dục sâu sắc.

D. Chính trị pháp luật sâu sắc.

Câu hỏi 71 :

Mục đích của phòng ngừa tội phạm là:

A. Khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội.

B. Tìm ra các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội.

C. Đề ra các biện pháp phù hợp để hạn chế tình trạng phạm tội.

D. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật.

Câu hỏi 72 :

Chủ thể trong hoạt động phòng chống tội phạm gồm:

A. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.

B. Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản, công dân.

C. Các cơ quan bảo vệ pháp luật: công an, viện kiểm sát, tòa án.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 73 :

Một trong những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội:

A. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng khung hình phạt các hành vi phạm tội còn nhẹ.

B. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng hoạt động của các cơ quan tư pháp chưa tốt.

C. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả.

D. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng việc thực thi pháp luật còn kém hiệu quả.

Câu hỏi 74 :

Chức năng của chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm là:

A. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm.

B. Quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm các điều kiện cần thiết.

C. Ban hành các văn bản pháp luật và giám sát việc tuân thủ pháp luật.

D. Truy tố, xét xử, cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng đối tượng phạm tội.

Câu hỏi 75 :

Chức năng của Quốc hội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là:

A. Ban hành các văn bản pháp luật và giám sát việc tuân thủ pháp luật.

B. Chỉ đạo các cơ quan hành pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.

C. Đề ra các chủ trương, biện pháp thích hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.

D. Chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành pháp đấu tranh phòng chống.

Câu hỏi 76 :

Các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm:

A. Công an, quân đội, tòa án quân sự.

B. Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển.

C. Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự.

D. Công an, viện kiểm sát, tòa án.

Câu hỏi 77 :

Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải:

A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp.

B. Quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình tôn trọng pháp luật.

C. Vận động nhân dân đoàn kết cùng nhau phòng chống tội phạm.

D. Tích cực tham gia các tổ chức quần chúng tự quản ở địa phương.

Câu hỏi 78 :

Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm là:

A. Nhà nước quản lý, kết hợp chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tấn công.

B. Tuân thủ pháp luật, phối hợp và cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ.

C. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 79 :

Phòng ngừa chung trong phòng chống tội phạm là:

A. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật và giáo dục.

B. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội.

C. Tổng hợp tất cả các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống.

D. Tổng hợp tất cả các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Câu hỏi 80 :

Mục đích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội là:

A. Ngăn ngừa, chặn đứng, không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển lan rộng đến địa bàn.

B. Ngăn ngừa, từng bước xóa bỏ những nguyên nhân gây tệ nạn xã hội.

C. Ngăn ngừa, chặn đứng những hậu quả xấu tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội để kinh tế ngày càng phát triển.

Câu hỏi 81 :

Mục đích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội:

A. Ngăn ngừa, xóa bỏ những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

B. Ngăn ngừa, chặn đứng những hậu quả xấu tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc.

C. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội để kinh tế ngày càng phát triển.

D. Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi, hoạt động tệ nạn xã hội.

Câu hỏi 82 :

Thái độ của sinh viên đối với người mắc phải các tệ nạn xã hội:

A. Xa lánh, coi thường, không cần quan tâm.

B. Giúp đỡ họ về tinh thần, hỗ trợ về vật chất.

C. Cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi, giúp đỡ họ.

D. Cảm hóa, giáo dục, để họ trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Câu hỏi 83 :

Đặc điểm của tệ nạn xã hội:

A. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

B. Để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.

C. Có tính gây lan nhanh trong xã hội

D. Hoạt động có tổ chức.

Câu hỏi 84 :

Trong các tệ nạn xã hội, tệ nạn dẫn đến tội phạm nghiêm trọng:

A. Tệ nạn mê tín dị đoan.

B. Tệ nạn mại dâm.

C. Tệ nạn ma túy.

D. Tệ nạn cờ bạc.

Câu hỏi 85 :

Hình thức sử dụng ma túy phổ biến trong một bộ phận giới trẻ hiện nay:

A. Chủ yếu là hút, hít ma túy.

B. Chủ yếu là tiêm, chích thuốc phiện, heroin.

C. Chủ yếu là sử dụng ma túy tổng hợp (thuốc lắc).

D. Chủ yếu là tiêm chích ma túy.

Câu hỏi 86 :

Hậu quả và tác hại của tệ nạn mại dâm là:

A. Trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.

B. Phá vỡ hạnh phúc gia đình, tác hại đến nòi giống hôm nay và mai sau.

C. Làm ảnh hưởng đến đạo đức, nhân phẩm, giá trị con người và hạnh phúc gia đình.

D. Làm xói mòn đạo đức dân tộc, là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh HIV/AIDS.

Câu hỏi 87 :

Tệ nạn cờ bạc có mối quan hệ chặt chẽ với:

A. Các hành vi và hiện tượng trong xã hội.

B. Nhóm tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, ma túy.

C. Tội phạm hình sự và các hiện tượng tiêu cực khác.

D. Có tính độc lập, ít liên quan tới các tệ nạn xã hội khác.

Câu hỏi 88 :

Tác hại của tệ nạn cờ bạc đối với xã hội và cộng đồng:

A. Gây hậu quả lớn về kinh tế văn hóa, xã hội và môi trường.

B. Gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư.

C. Gây tác hại lớn cho đời sống xã hội và khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.

D. Gây tổn thất về kinh tế, hạnh phúc gia đình và lây lan trong xã hội.

Câu hỏi 89 :

Trách nhiệm của sinh viên đối với các hành vi tệ nạn xã hội:

A. Tích cực tham gia các phong trào của nhà trường.

B. Tích cực học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

C. Phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc lực lượng công an cơ sở.

D. Tích cực tham gia cùng các lực lượng bảo vệ trật tự trị an trường lớp.

Câu hỏi 90 :

Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng ngang:

A. Thường dùng trong hành quân, trong đội hình tập hợp của trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt, học tập.

B. Thường vận dụng trong học tập, sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng,…

C. Thường dùng khi duyệt binh, hành quân dã ngoại, luyện tập đội ngũ, trong đội hình tập hợp của trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt, học tập.

D. Cả 3 đều đúng

Câu hỏi 91 :

Vị trí đứng của tiểu đội trưởng trong đội hình tiểu đội hàng ngang:

A. Đứng trước đội hình tiểu đội.

B. Đứng bên trái đội hình tiểu đội.

C. Đứng giữa đội hình tiểu đội.

D. Đứng bên phải đội hình tiểu đội.

Câu hỏi 92 :

Vị trí chỉ huy khi hành tiến của tiểu đội trưởng trong đội hình hàng ngang:

A. Đi ở bên trái đội hình của tiểu đội, cách 2 đến 3 bước, ngang với hàng trên cùng.

B. Đi ở bên phải đội hình của tiểu đội, cách 2 đến 3 bước, ngang với hàng trên cùng.

C. Đi ở bên trái đội hình của tiểu đội, cách 3 đến 5 bước, ngang với hàng trên cùng.

D. Đi ở bên phải đội hình của tiểu đội, cách 3 đến 5 bước, ngang với hàng trên cùng.

Câu hỏi 93 :

Vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng trong đội hình hàng ngang:

A. Đứng ở chính giữa phía trước đội hình, cách từ 2 đến 3 bước.

B. Đứng ở chính giữa phía trước đội hình, cách từ 3 đến 5 bước.

C. Đứng ở phía trước, chếch về bên trái cách 2 đến 3 bước.

D. Đứng ở phía trước, chếch về bên trái cách 3 đến 5 bước.

Câu hỏi 94 :

Thứ tự các bước chỉ huy tập hợp đội hình tiểu đội một hàng ngang:

A. Tiểu đội chú ý, Tập hợp, Điểm số, Chỉnh đốn hàng ngũ, Giải tán.

B. Tập hợp, Điểm số, Chỉnh đốn hàng ngũ, Giải tán.

C. Tập hợp, Chỉnh đốn hàng ngũ, Điểm số, Giải tán.

D. Tập hợp, Điểm số, Giải tán.

Câu hỏi 95 :

Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi tập hợp đội hình một hàng ngang:

A. Tất cả thành đội hình hàng ngang, Tập hợp.

B. Tất cả thành một hàng ngang, Tập hợp.

C. Thành một hàng ngang, Tập hợp.

D. Tiểu đội X thành một hàng ngang, Tập hợp.

Câu hỏi 96 :

Vị trí tập hợp của các số trong đội hình tiểu đội HAI hàng ngang:

A. Các số chẵn (2,4,6,8) đứng hàng trên, các số lẻ (1,3,5,7) đứng hàng dưới, cự ly giữa hàng trên và hàng dưới là 1m.

B. Các số lẻ (1,3,5,7) đứng hàng trên, các số chẵn (2,4,6,8) đứng hàng dưới, cự ly giữa hàng trên và hàng dưới là 1m.

C. Các số (1,2,3,4) đứng hàng trên, các số (5,6,7,8) đứng hàng dưới, cự ly giữa hàng trên và hàng dưới là 1m.

D. Các số lẻ (1,3,5,7) đứng hàng trên, các số chẵn (2,4,6,8) đứng hàng dưới, cự ly giữa hàng trên và hàng dưới là 1 bước (0,75m).

Câu hỏi 97 :

Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng dọc:

A. Thường vận dụng trong hành quân, trong đội hình tập hợp của trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt, học tập.

B. Thường vận dụng trong học tập, sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng,…

C. Thường vận dụng trong tập hợp đội ngũ, tập thể dục, khám súng, giá súng.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 98 :

Vị trí đứng của tiểu đội trưởng trong đội hình tiểu đội hàng dọc:

A. Đứng trước, cách số một là 1m.

B. Đứng bên trái đội hình tiểu đội, cách 2 đến 3 bước.

C. Đứng trước, cách số một là 1 bước (0,75m).

D. Đứng bên trái đội hình tiểu đội, cách số một là 1m.

Câu hỏi 99 :

Vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng trong đội hình hàng dọc, khi đôn đốc, tập hợp, điểm số:

A. Đứng phía trước chếch về bên phải đội hình, cách 2 đến 3 bước.

B. Đứng phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 2 đến 4 bước.

C. Đứng phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 3 đến 5 bước.

D. Chính giữa phía trước đội hình, cách từ 3 đến 5 bước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK