Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 10

Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh phần 10

Câu hỏi 1 :

Giải thích: Giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh phải tăng cường:

A. Sự lãnh đạo của Nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.

B. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.

C. Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.

D. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.

Câu hỏi 2 :

Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần tập trung vào:

A. Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

B. Đội ngũ cán bộ các cấp từ xã, phường.

C. Đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.

D. Đội ngũ cán bộ của các bộ, các ngành từ trung ương đến cơ sở.

Câu hỏi 3 :

Vì sao nước ta thường bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe dọa, tiến công xâm lược:

A. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông.

B. Việt Nam có dân số ít và có rất nhiều tài nguyên khoáng sản.

C. Việt Nam có rừng vàng, biển bạc.

D. Việt Nam là một thị trường tiềm năng.

Câu hỏi 4 :

Thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm được tính từ:

A. Năm 179 trước Công nguyên đến năm 983.

B. Năm 184 trước Công nguyên đến năm 938.

C. Năm 197 trước Công nguyên đến năm 893.

D. Năm 179 trước Công nguyên đến năm 938.

Câu hỏi 5 :

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm:

A. Năm 40 trước Công nguyên.

B. Năm 140 sau Công nguyên.

C. Năm 248 sau Công nguyên.

D. Năm 40 sau Công nguyên.

Câu hỏi 6 :

Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai:

A. Năm 981 – 983.

B. Năm 1070 – 1075.

C. Năm 1075 – 1077.

D. Năm 1076 – 1077.

Câu hỏi 7 :

Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta của nhà Trần vào các năm:

A. 1258, 1285 và 1287 đến 1289.

B. 1258, 1284 và 1287 đến 1288.

C. 1258, 1286 và 1287 đến 1288.

D. 1258, 1285 và 1287 đến 1288.

Câu hỏi 8 :

Nguyên nhân làm cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại:

A. Nhà Hồ tích cực chủ động tiến công quá mức.

B. Nhà Hồ đã tích cực tiến công nhưng quân Minh quá mạnh.

C. Nhà Hồ đã quá thiên về phòng thủ, dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo chiến lược.

D. Nhà Hồ đã không đề phòng, phòng thủ, không phản công.

Câu hỏi 9 :

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

A. Chuẩn bị chu đáo, chặn đánh địch từ khi mới xâm lược.

B. Chuẩn bị thế trận phòng thủ, chống địch làm địch bị động.

C. Chuẩn bị đầy đủ vũ khí trang bị để giành thế chủ động đánh địch.

D. Chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Câu hỏi 10 :

Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong tiến hành chiến tranh của ông cha ta là:

A. Tích cực chủ động phòng thủ.

B. Tích cực chủ động tiến công.

C. Kết hợp giữa tiến công và phòng ngự.

D. Kết hợp giữa phòng ngự và tiến công.

Câu hỏi 11 :

Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:

A. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

B. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

C. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

D. Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Câu hỏi 12 :

Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là sản phẩm của:

A. Lấy kế thắng lực.

B. Lấy thế thắng lực.

C. Lấy mưu thắng lực.

D. Lấy ý chí thắng lực.

Câu hỏi 13 :

Quy luật của chiến tranh là:

A. Đông quân thì thắng, ít quân thì thua.

B. Vũ khí hiện đại thì thắng, thô sơ thì thua.

C. Mạnh được yếu thua.

D. Cả A và B.

Câu hỏi 14 :

Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị đƣợc xác định là:

A. Mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.

B. Mặt trận quyết định thắng lợi của chiến tranh.

C. Cở sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.

D. Cơ sở chủ yếu để cô lập kẻ thù.

Câu hỏi 15 :

Trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, nghệ thuật nào là quan trọng nhất:

A. Nghệ thuật chiến thuật.

B. Nghệ thuật chiến dịch.

C. Nghệ thuật chiến lược.

D. Nghệ thuật xác định cách đánh.

Câu hỏi 16 :

Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:

A. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

B. Từ nghệ thuật quân sự của các nước.

C. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh giai cấp.

D. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh dân tộc.

Câu hỏi 17 :

Trong nghệ thuật chiến lược quân sự của Đảng, nội dung nào là quan trọng:

A. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.

B. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tác.

C. Xác định đúng đối tượng, đúng đối tác.

D. Xác định đúng lực lượng và đối tác của ta.

Câu hỏi 18 :

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định đối tượng tác chiến của quân và dân ta là:

A. Quân đội Anh, quân đội Tưởng.

B. Quân đội Nhật, quân đội Pháp.

C. Quân đội Nhật, quân đội Tưởng.

D. Quân đội Pháp xâm lược

Câu hỏi 19 :

Khi Mỹ xâm lược Việt Nam, Đảng ta nhận định:

A. Mỹ rất giàu và rất mạnh.

B. Mỹ giàu nhưng không mạnh.

C. Mỹ không giàu nhưng rất mạnh.

D. Mỹ tuy giàu nhưng rất yếu

Câu hỏi 20 :

Về chiến lƣợc quân sự, chúng ta xác định thời điểm mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là khi chúng ta:

A. Có đủ lực lượng và vũ khí.

B. Được quốc tế ủng hộ và giúp đỡ.

C. Đã xây dựng được thế trận vững mạnh, lực lượng đầy đủ.

D. Đã đáp ứng được mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử.

Câu hỏi 21 :

Trong phương châm tiến hành chiến tranh được Đảng ta chỉ đạo:

A. Tự lực cánh sinh và dựa vào các nước để đánh lâu dài.

B. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

C. Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.

D. Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại.

Câu hỏi 22 :

Một số loại hình chiến dịch trong nghệ thuật quân sự Việt Nam là:

A. Chiến dịch phục kích, tập kích, đổ bộ đường không tổng hợp.

B. Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp.

C. Chiến dịch tiến công, tập kích đường không chiến lược.

D. Chiến dịch tiến công đường chiến lược bằng vũ khí công nghệ cao.

Câu hỏi 23 :

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã thay đổi phương châm tác chiến đó là:

A. Đánh lâu dài sang đánh nhanh, thắng nhanh.

B. Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

C. Đánh lâu dài sang đánh chắc, tiến chắc.

D. Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Câu hỏi 24 :

Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch phản công:

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Câu hỏi 25 :

Các hình thức chiến thuật thường vận dụng trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:

A. Phản công, phòng ngự, tập kích.

B. Tập kích, phục kích, vận động tiến công.

C. Phục kích, đánh úp, đánh công kiên.

D. Phòng ngự, phục kích, phản kích.

Câu hỏi 26 :

Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng hiện nay:

A. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công và phòng ngự.

B. Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự và chủ động phản công.

C. Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự.

D. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.

Câu hỏi 27 :

Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là:

A. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng giáo dục truyền thống.

B. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế.

C. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.

D. Tạo sức mạnh tổng hợp bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Câu hỏi 28 :

Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch tiến công:

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

D. Chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972.

Câu hỏi 29 :

Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào:

A. 1418 – 1420.

B. 1417 – 1428.

C. 1418 – 1427.

D. 1416 – 1428.

Câu hỏi 30 :

Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm:

A. Lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

B. Lật đổ chế độ kinh tế - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

C. Lật đổ chế độ chính trị cộng sản của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

D. Lật đổ Đảng lãnh đạo các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Câu hỏi 31 :

Chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành:

A. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố.

B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

C. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội.

D. Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích.

Câu hỏi 32 :

Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng:

A. Bạo lực.

B. Kinh tế.

C. Chính trị.

D. Quân sự.

Câu hỏi 33 :

Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào:

A. Bạo loạn chính trị và bạo loạn vũ trang.

B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với gây rối.

C. Kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

D. Cả A và C đúng.

Câu hỏi 34 :

Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các lực lƣợng thù địch trong sử dụng chiến lược diễn biến hòa bình đối với cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu:

A. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

C. Xóa bỏ các tổ chức chính trị và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.

D. Cả A và B đúng.

Câu hỏi 35 :

Nội dung thủ đoạn chống phá về kinh tế của chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

B. Khích lệ kinh tế đầu tư nước ngoài, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

C. Khích lệ kinh tế đầu tư trong nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

D. Khích lệ kinh tế tập thể phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Câu hỏi 36 :

Nội dung thủ đoạn chống phá về chính trị của chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị.

B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội.

C. Kích động đòi cô lập Đảng, Nhà nước với quân đội nhân dân.

D. Kích động đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Câu hỏi 37 :

Mục đích của thủ đoạn chống phá về tư tưởng trong chiến lược diễn biến hòa bình:

A. Xóa bỏ hệ tư tưởng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

B. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Xóa bỏ vai trò quản lý điều hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

D. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.

Câu hỏi 38 :

Thực hiện thủ đoạn chống phá ta về văn hóa, kẻ thù tập trung:

A. Phá vỡ truyền thống, kinh nghiệm của văn hóa Việt Nam.

B. Xuyên tạc, bôi nhọ truyền thống văn hóa quý báu của chúng ta.

C. Phủ nhận các quan điềm, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước.

D. Làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 39 :

Nội dung kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc là:

A. Lợi dụng các mâu thuẫn nội bộ trong đồng bào dân tộc để kích động bạo loạn.

B. Lợi dụng những khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc ít người và những tồn tại do lịch sử để lại.

C. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra.

D. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động.

Câu hỏi 40 :

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để:

A. Truyền bá mê tin dị đoan và tư tưởng phản động chủ nghĩa xã hội.

B. Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc.

C. Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng.

D. Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng tiến hành khủng bố.

Câu hỏi 41 :

Thực hiện thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh nhằm:

A. Mua chuộc cán bộ cao cấp của quân đội và sĩ quan trong lực lượng vũ trang.

B. Phủ nhận vai trò quốc phòng an ninh trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

C. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và đối với LLVT.

D. Chia rẽ gây mất đoàn kết quân đội, công an, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng.

Câu hỏi 42 :

Thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ:

A. Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ.

B. Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ.

D. Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước XHCN.

Câu hỏi 43 :

Trong quá trình bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để:

A. Mở rộng lực lượng trong và ngoài nước liên hiệp bằng quân sự.

B. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, kêu gọi tài trợ của nước ngoài.

C. Mở rộng phạm vi, quy mô lực lượng, đập phá trụ sở, uy hiếp chính quyền địa phương.

D. Mở rộng phạm vi, quy mô lực lượng, đập phá trụ sở, lật đổ chính quyền địa phương.

Câu hỏi 44 :

Nguyên tắc xử lý khi có bạo loạn diễn ra là:

A. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

B. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

C. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

D. Nhanh gọn, linh hoạt, mềm dẻo, đúng đối tượng, không để lan rộng kéo dài.

Câu hỏi 45 :

Mục tiêu phòng chống chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” là:

A. Giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước, tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 46 :

Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ được xác định:

A. Là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.

B. Là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.

C. Là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.

D. Là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay.

Câu hỏi 47 :

Quan điểm chủ đạo trong đấu tranh phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình là:

A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trong mọi lĩnh vực.

B. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực

C. Là một cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.

D. Là một cuộc chiến tranh chính trị quyết liệt giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH.

Câu hỏi 48 :

Trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh tổng hợp:

A. Của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

B. Của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

C. Của các lĩnh vực, các mặt trận, của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu hỏi 49 :

Giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là:

A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù.

B. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.

C. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh.

D. Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh.

Câu hỏi 50 :

Giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là:

A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

B. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.

C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ, nhất là học sinh sinh viên.

Câu hỏi 51 :

Vũ khí công nghệ cao là loại vũ khí:

A. Dựa trên những thành tựu của cách mạng khoa học.

B. Dựa trên sự phát triển của nền khoa học quân sự.

C. Dựa trên sự phát triển của nền khoa học tiên tiến.

D. Có sự nhảy vọt về chất lượng về tính năng kỹ thuật, chiến thuật.

Câu hỏi 52 :

Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao:

A. Khả năng phá hủy được nhiều phương tiện của đối phương.

B. Khả năng tiêu diệt được nhiều sinh lực của đối phương.

C. Khả năng phát triển và cạnh tranh cao.

D. Hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hóa cao.

Câu hỏi 53 :

Tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:

A. Phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới.

B. Hình thức tiến hành chiến tranh kiểu mới.

C. Hình thức chiến thuật kiểu mới.

D. Thủ đoạn tác chiến mới.

Câu hỏi 54 :

Mục đích sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch nhằm:

A. Giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng.

B. Giành quyền làm chủ trên biển, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.

C. Giành quyền làm chủ trên bộ, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.

D. Giành quyền làm chủ địa hình, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.

Câu hỏi 55 :

Hướng tiến công tác chiến vũ khí công nghệ cao có thể xuất phát từ:

A. Biên giới trên bộ, chính diện, trong chiều sâu cả nước.

B. Biên giới trên biển, nhiệt độ cao, cường độ lớn.

C. Biên giới trên không, ngày từ đầu và suốt quá trình chiến tranh.

D. Từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu và diễn ra cùng một lúc.

Câu hỏi 56 :

Trong chiến tranh Nam Tư 1999 địch đã sử dụng:

A. 100% vũ khí công nghệ cao.

B. 90% vũ khí công nghệ cao.

C. 50% vũ khí công nghệ cao.

D. 30% vũ khí công nghệ cao.

Câu hỏi 57 :

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã sử dụng vũ khí công nghệ cao chưa:

A. Đã sử dụng.

B. Chưa sử dụng.

C. Chuẩn bị sử dụng.

D. Có kế hoạch sử dụng.

Câu hỏi 58 :

Điểm mạnh của vũ khí công nghệ cao là:

A. Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa.

B. Hàm lượng tri thức cao, được nâng cấp liên tục.

C. Có tính cạnh tranh cao, hiệu suất chiến đấu lớn.

D. Không bị tác động bởi địa hình thời tiết.

Câu hỏi 59 :

Điểm yếu của vũ khí công nghệ cao:

A. Bay ở tầm thấp và tốc độ chậm dễ bị đối phương theo dõi phát hiện.

B. Uy lực sát thương quá lớn nên bị thế giới lên án.

C. Dựa hoàn toàn vào các phương tiện kỹ thuật, dễ bị đối phương đánh lừa.

D. Gặp địa hình rừng núi không phát huy được tác dụng.

Câu hỏi 60 :

Vì sao tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao không thể kéo dài:

A. Vì công tác bảo quản, bảo dưỡng quá khó khăn.

B. Vì chế tạo quá phức tạp, khó đảm bảo số lượng.

C. Vì quá tốn kém.

D. Vì sợ dư luận quốc tế.

Câu hỏi 61 :

Tổ chức nghi binh đánh lừa vũ khí công nghệ cao của địch là:

A. Lợi dụng môi trường tự nhiên như địa hình, địa vật, rừng che giấu mục tiêu.

B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt đặc trưng ánh sáng, âm thanh, điện từ.

C. Làm cho mục tiêu của ta gần giống như môi trường xung quanh.

D. Hành động tạo hiện trường giả để đánh lừa đối phương.

Câu hỏi 62 :

Biện pháp thụ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:

A. Tổ chức phá hoại hệ thống trinh sát, thông tin, rađa của địch.

B. Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.

C. Nắm chắc thời cơ, cơ động phòng tránh, chủ động đánh địch từ xa.

D. Đánh vào mắc xích then chốt của hệ thống vũ khí công nghệ cao.

Câu hỏi 63 :

Biện pháp chủ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:

A. Che giấu mục tiêu làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu ban đầu.

B. Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.

C. Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch.

D. Nắm chắc thời cơ chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch.

Câu hỏi 64 :

Biện pháp chủ động phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao:

A. Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch làm giảm hiệu quả trinh sát.

B. Nắm chắc thời cơ, trinh sát chặt chẽ, chủ động đánh địch từ xa.

C. Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, đánh vào mắc xích then chốt.

D. Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn.

Câu hỏi 65 :

Trong chiến tranh, để phòng chống trinh sát của địch, trước tiên cần xác định:

A. Hạn chế đặc trưng mục tiêu, xóa bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường.

B. Che giấu mục tiêu, triệt để lợi dụng môi trường tự nhiên.

C. Ngụy trang mục tiêu, gây nhiễu phương tiện trinh sát của địch.

D. Ý thức phòng chống trinh sát, sau đó áp dụng các biện pháp phòng chống.

Câu hỏi 66 :

Biện pháp chủ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:

A. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của phương tiện trinh sát của địch để đánh địch.

B. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của phương tiện trinh sát của địch để che giấu mục tiêu.

C. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắc xích then chốt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 67 :

Về mặt tư tưởng, hiểu đúng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao nhằm:

A. Tổ chức lực lượng, phương tiện đánh phá vũ khí công nghệ cao hiệu quả.

B. Tổ chức các phương án phòng tránh đánh trả tốt nhất.

C. Khoét sâu điểm yếu làm cho vũ khí công nghệ cao bị mất tác dụng.

D. Không tuyệt đối hóa dẫn đến tâm lý hoang mang, không coi thường dẫn đến chủ quan.

Câu hỏi 68 :

Lực lượng tự vệ được tổ chức ở:

A. Ở xã, phường thị trấn.

B. Ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.

C. Tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 69 :

Vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ:

A. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

B. Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân.

C. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

D. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Câu hỏi 70 :

Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ:

A. Học tập chính trị và huấn luyện quân sự.

B. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.

C. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

D. Cả B và C.

Câu hỏi 71 :

Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:

A. Vững mạnh, rộng khắp coi trọng chất lượng là chính.

B. Vững mạnh, toàn diện lấy chất lượng chính trị là chính.

C. Vững mạnh, coi trọng cả số lượng và chất lượng.

D. Vững mạnh về mọi mặt, lấy chính trị làm cơ sở.

Câu hỏi 72 :

Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng là:

A. Lực lượng cơ động và lực lượng rộng rãi.

B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

C. Lực lượng quân sự và lực lượng chính trị.

D. Lực lượng cơ động và lực lượng dự bị.

Câu hỏi 73 :

Khi hết thời gian phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt thì có thể tham gia:

A. Lực lượng dân quân tự vệ cơ động.

B. Lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ.

C. Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi.

D. Lực lượng dân quân tự vệ thường trực.

Câu hỏi 74 :

Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ cơ động:

A. Trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

B. Cơ động chiến đấu, chiến đấu tại chỗ.

C. Chiến đấu, chi viện cho lực lượng quân đội và công an khi cần.

D. Chiến đấu, chi viện cho lực lượng chiến đấu tại chỗ và địa phương khác khi cần.

Câu hỏi 75 :

Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ:

A. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 30 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.

B. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.

C. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.

D. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.

Câu hỏi 76 :

Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ do ai bổ nhiệm:

A. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã bổ nhiệm.

B. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã bổ nhiệm.

C. Huyện đội trưởng bổ nhiệm.

D. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm.

Câu hỏi 77 :

Trong ban chỉ huy quân sự, chính trị viên do ai đảm nhiệm:

A. Bí thư Chi bộ hoặc Bí thư Đảng ủy chủ nhiệm.

B. Phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.

C. Ủy viên thường vụ Đảng ủy đảm nhiệm.

D. Chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.

Câu hỏi 78 :

Biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay:

A. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng.

B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương.

C. Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn.

D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trên địa bàn.

Câu hỏi 79 :

Lực lượng dự bị động viên bao gồm:

A. Quân nhân thường trực và phương tiện kỹ thuật.

B. Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật.

C. Quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật.

D. Sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội, công an.

Câu hỏi 80 :

Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên có vị trí vai trò:

A. Rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

B. Quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

C. Trọng tâm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

D. Cấp bách trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 81 :

Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:

A. Đảm bảo số lượng, chất lượng cao, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu.

B. Đảm bảo toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nâng cao chất lượng.

C. Đảm bảo số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm.

D. Đảm bảo số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu

Câu hỏi 82 :

Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải:

A. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.

B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị

C. Phát huy sức mạnh của toàn dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.

D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

Câu hỏi 83 :

Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng và Ủy ban nhân dân các địa phương.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.

D. Đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu hỏi 84 :

Xây dựng lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo:

A. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.

B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Nhà nước.

C. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Bộ Quốc Phòng.

D. Toàn diện về mọi mặt của các tổ chức xã hội.

Câu hỏi 85 :

Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên là:

A. Theo mức độ sức khỏe, theo tuổi đời và theo cư trú.

B. Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.

C. Theo quân hàm, theo chức vụ và chuyên môn.

D. Theo hạng và theo trình độ văn hóa.

Câu hỏi 86 :

Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên:

A. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.

B. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.

C. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.

D. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo quy định.

Câu hỏi 87 :

Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của:

A. Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp.

B. Cấp ủy, chính quyền địa phương.

C. Cán bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.

D. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.

Câu hỏi 88 :

Phương châm huấn luyện đối với lực lượng dự bị động viên:

A. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.

B. Cơ bản thống nhất, coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng.

C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả sát thực tế chiến đấu tại địa bàn.

D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.

Câu hỏi 89 :

Động viên công nghiệp Quốc phòng được chuẩn bị:

A. Từ thời bình.

B. Khi bắt đầu chiến tranh.

C. Trong quá trình chiến tranh.

D. Kết thúc chiến tranh.

Câu hỏi 90 :

Động viên công nghiệp có áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay không:

A. Có.

B. Không.

C. Tùy tình hình cụ thể.

D. Có thể động viên một phần hoặc toàn bộ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK