Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021- Trường THCS Tô Hiến Thành

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021- Trường THCS Tô Hiến Thành

Câu hỏi 1 :

Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.

B. Khởi nghĩa Xa-van-na-khét.

C. Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven.

D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.

Câu hỏi 2 :

Điểm giống nhau về thời gian trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai ở Liên Xô là gì?

A. Đều thực hiện trong 5 năm.

B. Đều hoàn thành kế hoạch trước thời hạn.

C. Đều hoàn thành trước thời hạn 6 tháng.

D. Đều hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

Câu hỏi 3 :

Sau cách mạng tư sản, nước Anh thiết lập chế độ gì?

A. Cộng hòa.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Dân chủ chủ nô.    

D. Quân chủ lập hiến.

Câu hỏi 4 :

Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

A. Lao động nhiều giờ, lương thấp, chưa có ý thức đấu tranh. 

B. Trẻ em rễ sai bảo.

C. Không cần trả lương.

D. Đó là lực lượng chiếm số đông trong đất nước  .

Câu hỏi 5 :

Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? 

A.  Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hoà tư sản.

C.

Quân chủ chuyên chế.

D. Tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 6 :

Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

A. Lương Khải Siêu.

B. Khang Hữu Vi.

C. Vua Quang Tự.

D. Tôn Trung Sơn.

Câu hỏi 7 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất gì?

A. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.            

B. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa.

C. Chiến tranh giành giật thuộc địa.

D. Chiến tranh chia lại bản đồ thế giới.

Câu hỏi 8 :

Ở giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1916) không mang đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu ở thời kì đầu.

B. Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng.

C. Phe liên minh chiếm ưu thế và giành nhiều thắng lợi.

D. Hai phe chuyển sang duy trì thế cầm cự trong năm 1916.

Câu hỏi 9 :

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?

A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga hoàng đứng đầu.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.

D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu hỏi 10 :

Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô so với thế giới xếp hàng thứ mấy?

A. Xếp thứ nhất.

B. Xếp thứ nhì.

C. Xếp thứ ba.

D. Xếp thứ tư

Câu hỏi 11 :

Câu kết thúc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?

A. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.

B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.

C. Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới.

D. Là khẩu hiệu kết đấu tranh của vô sản thế giới.

Câu hỏi 12 :

Điểm tiến bộ chung của Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp là

A. Đề cao sự tự do, bình đẳng của con người.

B. Khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng.

C. Xóa bỏ chế độ nô lê và bóc lột công nhân làm thuê.

D. Xác định quyền bình đẳng của công nhân trước pháp luật.

Câu hỏi 13 :

Tại sao Liên Xô phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong những năm 1926 – 1929?

A. Đây là bước khởi đầu của công nghiệp hóa.

B. Thúc đẩy công nghiệp nhẹ, công nghiệp và củng cố quốc phòng.

C. Để hỗ trợ cho tất cả các ngành kinh tế.

D. Để trang bị máy móc cho tất cả các ngành.

Câu hỏi 14 :

Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô.

B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng.

C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen .

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen.

Câu hỏi 15 :

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu - Mĩ như thế nào?

A. Các nước Âu - Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị.

B. Các nước Âu - Mĩ ra sức cạnh tranh với nhau quyết liệt.

C. Các nước Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. Các nước Âu - Mĩ lần lượt lâm vào tình trạng khủng khoảng kinh tế.

Câu hỏi 16 :

Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Đưa nước Nhật thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.     

B. Tăng cường địa vị chính trị của Nhật trên trường quốc tế.

C. Mở rộng thuộc địa, âm mưu bá chủ thế giới.

D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Câu hỏi 17 :

Cương lĩnh của Đông minh hội là gì?

A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, giành ruộng đất cho dân cày.

B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc, giành độc lập.

C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Câu hỏi 18 :

Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”

A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.

B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.

C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.

D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân

Câu hỏi 19 :

Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh là gì?

A. Vua

B.  Tư sản, quý tộc mới.

C. Nông dân. 

D. Chủ nô.

Câu hỏi 20 :

Nền cộng của nước Pháp được thành lập ngày tháng năm nào?

A. Ngày 21/9/ 1792.        

B. Ngày 20/9/ 1792. 

C. Ngày 23/9/ 1792.

D. Ngày 24/9/ 1792

Câu hỏi 21 :

Chiến sự ở giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1918 có chuyển biến gì quan trọng so với giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1916?

A. Phong trào cách mạng thế giới không ngừng phát triển.

B. Thế tiến công thuộc về phe Hiệp ước.

C. Chiến tranh diễn ra chủ yếu ở mặt trận ở Đông Âu.     

D. Quân Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.

Câu hỏi 22 :

“Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản…” đây là cương lĩnh của Đảng nào?

A. Đảng xã hội dân chủ Đức.

B. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

C. Đảng công nhân Pháp.          

D. Nhóm Giải phóng lao động Nga.

Câu hỏi 23 :

Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng. 

B. Áp dụng nhùng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.  

D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Câu hỏi 24 :

Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?

A. 1769

B. 1764

C. 1784

D. 1785

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK