Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 6 (có đáp án): Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối tk XIX - đầu XX (phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 6 (có đáp án): Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối tk XIX -...

Câu hỏi 2 :

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh là một nước

A. quân chủ lập hiến.

B. quân chủ chuyên chế.

C. cộng hòa tổng thống.

D. cộng hòa liên bang.

Câu hỏi 3 :

Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.

C. Pháp chỉ tập trung xuất khẩu tư bản.

D. Hệ thống thuộc địa của Pháp bị thu hẹp.

Câu hỏi 4 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Pháp từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.

B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.

D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu hỏi 6 :

Hai đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. 

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. 

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Câu hỏi 7 :

Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế của Mĩ chiếm vị trí

A. đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh).     

B. đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Đức).

C. đứng hàng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp, Đức).

D. cường quốc công nghiệp số một trên thế giới.

Câu hỏi 8 :

Tại sao giai cấp tư sản Anh chú trọng xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa hơn là đầu tư sản xuất trong nước?

A. Năng lực của công nhân Anh thấp hơn so với công nhân các nước thuộc địa.

B. Đầu tư ở thuộc địa thu lại nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở chính quốc.

C. Nước Anh không có tài nguyên để khai thác, phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

D. Mức sống của cư dân Anh thấp, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa không nhiều.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.

D. Hệ thống thuộc địa rộng lớn, đứng thứ 2 thế giới.

Câu hỏi 11 :

Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Thị trường dân tộc được thống nhất.

C. Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ.

D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội.

Câu hỏi 12 :

Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?

A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng. 

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

C. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu hỏi 13 :

Người được mệnh danh là “vua thép” ở Mĩ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Moóc-gan.

B. Rốc-phe-lơ.

C. Ru-dơ-ven.

D. Ken-nơ-đi.

Câu hỏi 14 :

Điểm tương đồng trong quá trình phát triển của kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

A. Sản xuất nông nghiệp phát triển với phương thức canh tác hiện đại.

B. Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành các công ti độc quyền.

C. Không chú trọng đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trong nước.

D. Sản xuất nông nghiệp suy giảm, công thương nghiệp đình đốn.

Câu hỏi 15 :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Hình thành nhiều siêu đô thị lớn.

B. Hình thành hàng loạt trung tâm công nghiệp.

C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia.

D. Hình thành các tổ chức độc quyền.

Câu hỏi 16 :

Một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là

A. Pháp chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản hơn đầu tư trong nước.

B. ảnh hưởng từ sự thất bại sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ.

C. hệ thống thuộc địa ngày càng thu hẹp, sức mua nhân dân giảm sút.

D. giới tư sản Pháp không quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.

Câu hỏi 17 :

Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, nước Anh

A. mất dần địa vị độc quyền công nghiệp.     

B. trở thành “công xưởng của thế giới”.

C. đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

D. đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK