Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 21 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 21 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (phần...

Câu hỏi 1 :

Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?

A. Thị trường và thuộc địa.

B. Nhân công, nguồn nguyên liệu.

C. Hệ tư tưởng.

D. Cạnh tranh về kinh tế.

Câu hỏi 2 :

Các nước Mĩ, Anh, Pháp có thái độ như thế nào trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít?

A. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.

B. Không can thiệp vào bất cứ hoạt động nào xảy ra bên ngoài lãnh thổ nước mình.

C. Thỏa hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

D. Đoàn kết các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên toàn thế giới để thành lập mặt trận chống phát xít.

Câu hỏi 3 :

Trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), phát xít Đức đã thực hiện chiến thuật gì?

A. đánh chắc - tiến chắc.

B. đánh cầm cự.

C. vừa đánh vừa đàm phán

D. đánh nhanh thắng nhanh.

Câu hỏi 5 :

Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mặt trận Đồng minh chống phát xít.

B. Mặt trận nhân dân chống phát xít.

C. Liên hiệp Đồng minh chống phát xít.

D. Mặt trận dân chủ chống phát xít.

Câu hỏi 6 :

Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

A. Chiến thắng Béclin.

B. Chiến thắng Xtalingrat.

C. Chiến thắng Cuốc-xơ.

D. Chiến thắng Mátxcơva.

Câu hỏi 7 :

Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào?

A. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu Cảng (tháng 12/1941).

B. Nhật Bản đem quân xâm lược các nước Đông Dương (tháng 9/1940).

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (tháng 8/1945).

D. Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật Bản đóng tại Mãn Châu (tháng 8/1945).

Câu hỏi 8 :

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của

A. phe Trục phát xít.

B. phe Liên minh.

C. phe Hiệp ước.

D. phe Đồng minh.

Câu hỏi 9 :

Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là gì?

A. Coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.     

B. Thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.

C. Thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.

D. Có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

Câu hỏi 10 :

Trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ như thế nào?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.

B. Kêu gọi sự hợp tác của Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

C. Kêu gọi sự hợp tác của các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới để chống phát xít.

D. Thỏa hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

Câu hỏi 11 :

Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?

A. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.

D. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu – Mĩ.

Câu hỏi 12 :

Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm

A. đoàn kết, tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

B. tập hợp lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản để đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. tập hợp lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước đế quốc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

D. đoàn kết, tập hợp giai cấp công nhân trên toàn thế giới đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi 13 :

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (ngày 15/8/1945)?

A. Thất bại của Đức và Italia khiến quân phiệt Nhật Bản mất chỗ dựa.

B. Phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh của nhân dân Nhật Bản dâng cao.

C. Mĩ tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc).

D. Giới cầm quyền Nhật Bản suy sụp sau hàng loạt các thất bại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu hỏi 14 :

Đâu không phải là lý do Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở màn trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tạo ra thế dương đông kích tây với Anh, Pháp.

B. Ba Lan là vùng giàu khoáng sản phục vụ đắc lực cho chiến tranh.

C. Đức muốn nối liền Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức.

D. Ba Lan là mục tiêu chính trong kế hoạch chiến tranh của Đức.

Câu hỏi 15 :

Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. Sau hai cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.

C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.

D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.

C. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

Câu hỏi 17 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2/1943) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đánh bại hoàn toàn phát xít Đức.

B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.

D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK