Là sự thay đổi vị trí theo thời gian của vật này so với vật khác.
Ví dụ: Đi bộ, đi xe đạp.
Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy thì hành khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng lại đứng yên so với ô tô.
Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
Công thức tính: \(v=\frac{s}{t}\),
Đơn vị (m/s); (km/h)
Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình: \(v_{{tb}}=\frac{s}{t}\)
Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.
Ví dụ: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên .
Các yếu tố của lực: điểm đặt, phương, chiều và cường độ.
Cách biểu diễn lực:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).
Phương và chiều là phương và chiều của lực.
Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đứng yên?
b) Vật đang chuyển động?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ :
Đứng yên khi vật đứng yên.
Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
Lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt, lăn hoặc nằm yên trên mặt một vật khác.
Ví dụ:
Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà sỉnh ra ma sát trượt
Bánh xe lăn trên mặt đường sinh ra lực ma sát lăn
Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái.
Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố : Độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc lên vật.
Công thức tính áp suất : \(p=\frac{F}{S}\)
Đơn vị áp suất là paxcan : 1Pa = 1 N/m2.
Lực đẩy có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
Chìm xuống : P > FA
Nổi lên : P < FA
Lơ lửng : P = FA
Trong đó :
P là trọng lượng của vật.
FA là lực đẩy Ác-si-mét.
Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Biểu thức tính công cơ học:
A = F.s
Trong đó:
F: lực tác dụng lên vật (N).
s: quãng đường vật đi được theo phương của lực (m).
Đơn vị công là jun kí hiệu là J (1J = 1 N.m).
Kilojun kí hiệu là (kJ) (1 kJ = 1000 J).
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Ví dụ:
Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.
Nước từ trên đập cao chảy xuống.
Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.
Hai lực được gọi là cân bằng khi:
A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
D. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
Chọn đáp án D.
Cùng đặt trên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:
A. Ngả người về phía sau.
B. Nghiêng về bên trái.
C. Nghiêng về bên phải.
D. Xô người về phía trước.
Chọn đáp án D.
Xô người về phía trước.
Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các mô tô chuyển động đối với nhau.
B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.
C. Các mô tô đứng yên đối với ô tô.
D. Các mô tô và ó tô cùng chuyển động đối với mặt đường.
Chọn đáp án B.
Các mô tô đứng yên đối với nhau.
Qua bài giảng Tổng kết chương I- Cơ học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
Hệ thống kiến thức của chương Cơ học
Trả lời các câu hỏi phần ôn tập. Làm tốt các bài tập trong phần vận dụng.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Hành khách đang ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, điều đó chứng tỏ xe:
Muốn làm tăng, giảm áp suất thì phải làm như thế nào? Trong các cách sau đây cách nào là không đúng?
Câu 8- Câu 22: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C6 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C7 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C8 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C9 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C10 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C11 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C12 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C13 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C14 trang 62 SGK Vật lý 8
Bài tập C15 trang 63 SGK Vật lý 8
Bài tập C16 trang 63 SGK Vật lý 8
Bài tập C17 trang 63 SGK Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK