Mỗi đòn bẩy đều có:
Điểm tựa là O
Trọng lượng của vật cần nâng \(\left( {{F_1}} \right)\) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy \(\left( {{O_1}} \right)\)
Lực nâng vật \(\left( {{F_2}} \right)\) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy \(\left( {{O_2}} \right)\)
Chú ý: Đòn bẩy không thể thiếu yếu tố \(\left( {{F_2}} \right)\), vì thiếu lực này ta không thể bẩy vật lên được.
Đòn bẩy có 2 dạng:
Dạng 1: các lực tác dụng ở hai phía của điểm tựa
Dạng 2: các lực tác dụng ở cùng một phía với điểm tựa.
Ví dụ: Dùng xà beng di chuyển một vật nặng trên mặt đất
Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên \(\left( {{F_2}} \right)\) nhỏ hơn trọng lượng của vật \(\left( {{F_1}} \right)\) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
Khi OO2>OO1 thì F2< F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật.
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật
Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình vẽ sau:
Điểm tựa
Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
Trục bánh xe cút kít.
Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
Trục quay bấp bênh.
Điểm tác dụng của lực F1:
Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.
Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
Chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng của lực F2:
Chỗ tay cầm mái chèo.
Chỗ tay cầm xe cút kít.
Chỗ tay cầm kéo.
Chỗ bạn thứ hai.
Tác dụng của đòn bẩy là gì?
Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Qua bài giảng Đòn bẩy này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
Nêu đựơc thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.
Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó. Biết sử dụng đòn bẩy trong từng trường hợp.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 15.3 trang 49 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.4 trang 49 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.5 trang 50 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.6 trang 50 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.7 trang 50 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.8 trang 50 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.9 trang 51 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.10 trang 51 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.11 trang 51 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.12 trang 51 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.13 trang 52 SBT Vật lý 6
Bài tập 15.14 trang 52 SBT Vật lý 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK