Chương 1: Cơ Học

Chương 1: Cơ Học

Lý thuyết Bài tập

Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên?

Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc

Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga (hình 12 SGK). So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu nhận xét sau đây:

Một vật có thể là chuyển động ………… nhưng lại là ………… đối với vật khác.

Hãy tìm thí dụ để minh họa cho nhận xét trên.

Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc ở đằng Đông

Hãy tìm thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.

Mỗi vật trong hình (1.4 SGK) chuyển động so với vật nào? Đứng yên so với vật nào?

 Có người nói: "Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc". Theo em nói như thế là đúng hay sai? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.

Bảng dươi đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên HS

Quãng thời gian chạy 

(s)

Thời gian chạy

(t)

Xếp hạng

Quãng thời gian 

chạy trong 1 giây (v)

1 Nguyên An 60 m 10s    
2 Trần Bình 60 m 9.5s    
3 Lê Văn Cao 60 m 11s    
4 Đào Việt Hùng 60 m 9s    
5 Phạm Việt 60 m 10.5s    

Làm thế nào dể biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghì kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột thứ 4.

Bảng dưới đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):

Kết quả được ghi ở cột thứ 5 trong bảng dưới đây:

Cột 1 2 3 4 5
STT Họ và tên HS

Quãng thời gian chạy 

(s)

Thời gian chạy

(t)

Xếp hạng

Quãng thời gian 

chạy trong 1 giây (v)

1 Nguyên An 60 m 10s    
2 Trần Bình 60 m 9.5s    
3 Lê Văn Cao 60 m 11s    
4 Đào Việt Hùng 60 m 9s    
5 Phạm Việt 60 m 10.5s    

Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột thứ 5.

Dựa vào bảng kết quả xếp hạng ở câu 2, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau đây:

  • Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ………(2)………. của chuyển động.
  • Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) ………. trong suốt một thời gian.

Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng sau đây:

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

 

 a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?

b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?

Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s.

Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?

Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.

Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF như hình (3.1 SGK); Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp ta được kết quả ở bảng sau đây:

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

 

 


Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều, không đều?

1. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang ổn định.

2. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

3. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

4. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

Hãy tính độ lớn của vận tốc trụng bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?

Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ô tô chạy Hà Nội đếri Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?

Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng dường nằm ngang và trên cà hai quãng đường.

Một đoàn tàu chuyển động 5 giờ với vận tốc trung bình 3km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được.

Xác định vận tốc trung bình của một học sinh khi chạy cự li 60 mét trong tiết thể dục theo đơn vị m/s và km/h.

Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1, hiện tượng trong hình 4.2 và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.

 

Hình 4.2 bài 1 trang 15 SGK Vật lí 8

 

Biểu diễn những lực sau đây:

  • Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 1cm ứng với 10N).
  • Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4:

Hình 4.4 bài 3 trang 16 SGK Vật lí 8

 

Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng trên hình vẽ có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N, bằng các vectơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.

Quan sát thí nghiệm hình 5.3 và cho biết tại sao quả cân A đứng yên?

Hình 5.3 bài 2 trang 18 SGK Vật lí 8

Đặt thêm một vật nặng A' lên quả cân A (H.5.3b). Tại sao quả cân A cùng với A' sẽ chuyển động nhanh dần?

Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A' bị giữ lại (H.5.3c,d). Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?

Hãy đo quãng đường đi được của quả cân A sau mỗi khoảng thời gian 2 giây, ghi vào bảng 5.1 và tính vận tốc của A.

Thời gian t(s)

Quãng đường đi được s(cm)

Vận tốc v(cm/s)

Trong hai giây đầu :          t1 = 2

S1 =….

V1 = …

Trong hai giây tiếp theo :   t2 = 2

S2 =….

V2 = …

Trong hai giây cuối :          t3 = 2

S3 =….

V3 = …

 

Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước (H.5.4). Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:

a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bi nghiêng về phía trái.

b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.

d) Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?

e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật.

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.

Trong các trường hợp ở hình 6.1, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn?

Từ hai trường hợp trên em có nhận xét gì về cường độ của lực ma sát trượt vồ lực ma sát lăn.

Tại sao trong thí nghiệm hình 6.2 sgk, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và trong kỹ thuật.

 Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3.

Hình 6.3 bài 6 trang 22 SGK Vật lí 8

Hãy quan sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.4 và tưởng tượng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong những trường hợp này.

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại.

a) Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

c) Giầy đi mãi đế bị mòn.

d) Khía rãnh ở một lốp ô tô vận tải phải có độ sâu trên 1,6 cm.

a) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển cùa khoa học và công nghệ?

Trong số các áp lực ghi ở hình 7.3a và b, lực nào là áp lực?

Hình 7.3 bài 1 trang 25 SGK Vật lí 8

Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở hình 7.4, cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) so với trường hợp (2) và của trường hợp (1) so với trường hợp (3)

Tìm các dấu =, >, < thích hợp cho các chỗ trống của bảng sau đây:

 

 

 

Chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận dưới đây:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực……………….và diện tích bị ép…………

Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.

Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của 1 ô tô nặng 2000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2.

Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài: Tại sao máy kéo nặng nề lại chay được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quang đường này?

Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (H.8.3a). Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi ta đổ nước vào bình và cho biết các màng cao su bị biến dạng (H.8.3b) chứng tỏ điều gì?

Hình 8.3 bài 1 trang 28 SGK Vật lí 8

Sử dụng thí nghiệm trong hình vẽ (câu C1) và cho biết có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?

Lấy một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy. Muốn D đậy kín đáy ống ra phải dùng tay kéo dây buộc đĩa D lên (H.8.4a). Khi nhất bình vào sâu trong nước rồi buông tay kéo sợi dây ra, đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi quay bình theo các phương khác nhau (H.8.4b). Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Hình 8.4 bài 3 trang 29 SGK Vật lí 8

 

Dựa vào các thí nghiệm trên, chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau đây:

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên ……… bình, mà lên cả …… bình và các vật ở …… chất lỏng.

 

Tìm từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận dưới đây:

Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở………độ cao.

Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?

Một thùng cao 1.2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0.4m.

Trong hai ấm ở hình 8.8 ấm nào đựng được nhiều nước hơn?

Hình 8.8 bài 8 trang 31 SGK Vật lí 8

Người ta dùng một lực 1000N để nâng một vật nặng 50000N bằng một máy thủy lực. Hỏi diện tích pit tông lớn và nhỏ của máy thủy lực này có đặc điểm gì?

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía . Hãy giải thích tại sao?

Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước H.9.3. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Trong thí nghiệm của câu hỏi 2, nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?

Thí nghiệm 3: Năm 1654, Ghê – ric (1602 – 1678), Thị trưởng thành phố Mac – đơ – bua của Đức đã làm thí nghiệm sau (H.9.4): Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được.

Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong qua cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Hãy giải thích tại sao?

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không? Tại sao?

Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P(h.10.2a). Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1(h.10.2b) P1 <   P chứng tỏ điều gì?

Hãy chọn từ thích hợp trong cho chỗ trống trong kết luận sau:

Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ….

Hãy  chứng minh rằng thì nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏ về độ lớn của lực đẩy Ác si mét. nêu trên là đúng.

Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

" Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?Tại sao lại có hiện tượng đó? "

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có cùng thể tích được nhúng chìm vào trong nước, thì thỏi nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn?

Hãy nêu phương án thì nghiệm dụng cân vẽ ở hình 10.4 thay cho lực kế để kiểm tra dự đoạn về độ lớn của lực đẩy Ác si mét.

Hình 10.4 bài 7 trang 38 SGK Vật lí 8

Có thể xảy ra ba trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn FA của lực đẩy Ác-si –mét:

a)  FA < P   

b)  FA = P

 c) FA > P

Hãy vẽ vec tơ lực tương tác với ba trường hợp trên hình 12.1a, b, c và chọn cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau đây cho các chỗ trống ở phía các câu phía dưới hình 12.1:

(1) Chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)

(2) Chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình).

(3) Đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng).

Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác- si- mét có bằng nhau không? Tại sao?

Độ lớn của lực đẩy Ác - si- mét được tính bằng biểu thức: FA = d. V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?

A. V là thể tích của phần nước bị chiếm chỗ.

B. V là thể tích của miếng gỗ.

C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.

D. V là thể tích được gạch chéo trong hình 12.2.

Biết P = dV. V (trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl. V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng), hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:

- Vật sẽ chìm xuống khi : dV  > dl

- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dV  = dl

- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dV  < dl

Hãy giúp Bình trả lời An trong phần mở bài, biết rằng con tàu không phải là một khối thép đặc mà có nhiều khoảng rỗng.

Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống đáy bình còn vật N lơ lửng trong chất lỏng. Gọi pM, FAM là trọng lượng và lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên vật M; PN, FAN là trọng lượng và lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên vật N. hãy chọn dấu “=”, “<”, “>” thích hợp cho các ô trống

a) FAM    FAN

b) FAM    PM

c) FAN   PN

d) PM    PN

Từ các trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học?

Tìm từ thích hợp cho các ô trống của kêt luận sau:

- Chỉ có công cơ học khi có...(1).. tác dụng vào vật và làm cho vật ...(2)...

Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?

a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goong chở than chuyển động

b) Một học sinh đang ngồi học bài.

c) Máy xúc đất đang làm việc.

d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

 

Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?

a) Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động.

b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

c) Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

 

Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5 000 N làm toa xe đi được 1 000 m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.

Một quả dừa có khối lượng 2 kg rơi tử trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.

Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang?

Hãy so sánh hai lực F1 và F2

Hãy so sánh hai quãng đường đi được s­1 và s2.

Hãy so sánh công của lực F1 (A1 = F1.s1) và công của lực F(A2 = F2.s2)

Dựa vào các câu trả lời trên, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của kết luận sau: dùng ròng rọc động được lợi hai lần về.. (1)… thì lại thiệt hai lần về…(2)… nghĩa là không được lợi gì về..(3)…

Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 5000N lên sàn ô tô cách mặt đất 1 m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).

  • Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m.
  • Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván dài 2m.

a. Trong trường hợp nào người ta kéo vơi lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần ?

b. Trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn?

c. Tính công của lực kéo thùng hang theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.

Để đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, theo hình 13.3, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát.

a. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.

b. Tính công nâng vật lên.

Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng.

Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn ( thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm viecj khỏe hơn.

Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của két luận sau: Anh ...(1).. làm việc khỏe hơn, vì ..(2)...
 

Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học.

Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N

a) Tính công suất của ngựa.

b) Chứng minh rằng P = F.v

Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (H.16.1b) thì nó có cơ năng không? Tạo sao?

Lúc này lò xo có cơ năng. Bằng cách nào để biết được lò xo có cơ năng?

Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?

Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.

Từ kết quả thí nghiệm hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận : Một vật chuyển động có khả năng… tức là có cơ năng.

Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước. từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó?

Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc yếu tố gì và phụ thuộc thế nào?

Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng?

Cơ năng của từng vật ở hình 16,4 a, b, c thuộc dạng cơ năng nào?

Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào trong thời gian quả bóng rơi?
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng…(1).. dần, vận tốc của quả bóng …(2)… dần.

 

Khi quả bóng chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng…(1)… dần, vận tốc của nó…(2).. dần. Như vậy thế năng của quả bóng …(3)..dần, động năng của nó …(4)… dần.

 

Ở những vị trí nào (A hay B) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí…(1)… và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí…(2)…

Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí…(3) và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí…(4)…

Vận tốc của con lắc tăng hay giảm khi:

a) Con lắc đi từ A xuống B.

b) Con lắc đi từ B lên C.

Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng nào khi:

Con lắc đi từ A xuống B.

Con lắc đi từ B lên C.

 

Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất?

Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất? các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu?

Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau đây:

a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

b) Nước từ trên đập cao chảy xuống.

c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.

 

Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ.

Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác?

 Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?

Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa.

Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực?

Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:

a) Vật đứng yên?

b) Vật đang chuyển động?

Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.

Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Công thức tính áp suất. Đơn vị áp suất.

Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.

Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?

Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ ràng từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.

Phát biểu định luật về công.

 Công suất cho ta biết điều gì?

Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :

1 m = (1) .... dm; 1 m = (2) .... cm;

1 cm = (3) .... mm; 1km = (4) .... m.

Hãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không?

Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?

Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?

 Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

 Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Hình 1.1 bài C4 trang 7 SGK Vật lí lớp 6

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.

Có 3 thước đo sau đây:

- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm

- Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN  1 mm.

- Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm

Hỏi nên dùng thước nào để đo.

a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?

b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?

c) Chiều dài của bàn học ?

Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng?

Dựa vào phần thực hành đo độ dài đối với từng vật ở bài học trước để trả lời các câu hỏi C1 đến C5:

  • C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?

  • C2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?

  • C3: Em đặt thước đo như thế nào? 

  • C4: Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc và ghi kết quả đo?

  • C5: Dùng hình vẽ minh họa 3 trường hợp để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo. 

 

Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau.

Khi đo độ dài cần:

a) Ước lượng (1)....... cần đo.

b) Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.

c) Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.

d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.

- ĐCNN

- độ dài

- GHĐ

- vuông góc

- dọc theo

- gần nhất

- ngang bằng với

Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo (H.2.2) ?

a) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.

b) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.

c) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.

Hình 2.2 bài C8 trang 9 SGK Vật lí lớp 6

Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng.

a) l = (1)..............

b) l = (2).............

c) l = (3)...............

Hình 2.3 bài C9 trang 9 SGK Vật lí ;lớp 6

Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.

Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

1 m3 = (1)...... dm3 = (2)..............cm3 .

lm3 = (3)........lít = (4)..........ml = (5)............cc.

Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.

Hình 3.1 bài C2 trang 12 SGK Vật lí lớp 6

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Hình bài C4 trang 12 SGK Vật lí 6

 

Điền vào chỗ trống của câu sau:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ........

Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác?

Hình 3.3 bài C6 trang 13 SGK Vật lí lớp 6

Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo ?

Hình 3.5 bài C7 trang 13 SGK Vật lí 6

Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5.

- Rút ra kết luận.

Hình 3.5 bài C8 trang 13 SGK Vật lí 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trog các câu sau:

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:

a) Ước lượng (1)....... cần đo.

b) Chọn bình chia độ có (2)......... và có (3)....... thích hợp.

c) Đặt bình chia độ (4)...............

d) Đặt mắt nhìn (5)..... với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6)............. với mực chất lỏng.

- ngang

- gần nhất

- thẳng đứng

- thể tích

- GHĐ

- ĐCNN

Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.

Hình 4.2 bài C1 trang 15 SGK Vật lí 6

Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a.

Hãy mô ta cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3

Hình 4.3 bài C2 trang 15 SGK Vật lí lớp 6

Chọn từ thích hợp trong khung đề điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:

a) (1)........ vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) ............. bằng thể tích của vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3).............. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)............ bằng thể tích của vật.

- tràn ra

- thả chìm

- thả

- dâng lên

 

Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì?

Hình 4.4 bài C4 trang 16 SGK Vật lí lớp 6

Hãy tự làm một bình chia độ: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 .... cho đến khi nước đầy bình chia độ.

Hãy tìm hai vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa tạo ra.

 

Trên vỏ hộp sữa ông Thọ có ghi: "Khối lượng tịnh 397 g". Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp ?

Trên vỏ OMO có ghi 500 g. Số đó chỉ gì ?

Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống

- 397g

- 500g

- GHĐ

- lượng

- khối lượng

C3: (1)........... là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.

C4: (2)........... là khối lượng của sữa chứa trong hộp.

C5: Mọi vật đều có (3) .............

C6: Khối lượng của một vật chỉ (4)........... chất chứa trong vật.

Sử dụng cân Rô-bec-van để đo khối lượng và trả lời các câu sau: 

C7: Hãy đối chiếu ảnh của cái cân Rô-bec-van trong hình 5.2 với cái cân thật để nhận ra các bộ phận sau đây: đòn cân (1), đĩa cân (2), kim cân (3), hộp quả cân (4), ốc điều chỉnh (5), và con mã (6).

Hình 5.2 bài C7 trang 18 SGK Vật lí lớp 6

C8:  Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô-bec-van trong lớp.

C9: Điền vào chỗ trống:

Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa (*). Đó là việc (1)............. Đặt (2)...........lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số (3)............. có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm (4)..............., kim cân nằm (5)......... bảng chia độ. Tổng khối lượng của các (6)........... trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của (7)..............

- quả cân

- vật đem cân

- điều chỉnh số 0

-  đúng giữa

-  thăng bằng

 

C10

Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van.

Hãy chỉ trên các hHãy xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân mà em (hoặc gia đình em) thường dùng và dùng cân đó để xác định khối lượng của một ống bơ gạo cỏ ngọn. Nếu có thể, hãy so sánh kết quả đo của em với kết quả đo của các bạn khác trong tổ.ình 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, xem đâu là cân ta, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T (H.5.7). Số 5T có ý nghĩa gì?

Bố trí các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.

C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.

Hình 6.1 bài C1 trang 21 SGK Vật lí lớp 6

C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.

Hình 6.2 bài C2 trang 21 SGK Vật lí lớp 6

C3

Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (H.6.3).

Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.

Hình 6.3 bài C3 trang 21 SGK Vật lí lớp 6

C4

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1)... Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2)................. làm cho lò xo bị méo đi.

b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3)........Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4)............ làm cho lò xo bị dãn dài ra.

c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5)..

- Lực hút

- Lực đẩy

- Lực kéo

- Lực ép

 

 

C5: Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3

Dùng các từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1)....... Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2)..........

b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3).... hướng về bên trái.

c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4)............. nhưng ngược (5).............., tác dụng vào cùng một vật.

- Phương 

- Chiều

- Cân bằng

- Đứng yên

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Gió tác dụng vào buồm một ...........

b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một ......

Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.

Hãy tìm bốn thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động.

Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài. 

"Làm sao biết trong trường hợp nào, lúc nào thì giương cung, lúc nào chưa giương cung?"

Trong thí nghiệm ở bài 6 (H.6.1), đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe nữa. Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe lúc đó.

Hình 6.1 bài C1 trang 21 SGK Vật lí lớp 6

Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả cho xe chạy xuống từ đỉnh một dốc nghiêng. Hãy tìm cách giữ dây, sao cho xe chỉ chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại (H.7.1)

Hình 7.1 bài C4 trang 24 SGK Vật lí lớp 6

Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây.

Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống sao cho nó va chạm vào thành bên của lò xo (H.7.2).

Nhận xét về kết quả của lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm.

Hình 7.2 bài C5 trang 25 SGK Vật lí lớp 6

Lấy tay ép hai đầu một lò xo. Nhận xét về kết quả của lực mà tay tác dụng lên lò xo.

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm (1)......... xe.

b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm (2).........xe.

c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3)............. hòn bi.

d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm (4)........ lò xo.

- biến dạng

- biến đổi chuyển động của

Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:

Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1).... vật B hoặc làm (2)................... vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.

Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.

Tiến hành thí nghiệm treo quả nặng vào lò xo và trả lời các câu hỏi sau:

C1: Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không ? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?

C2: Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn ? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

C3

Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để (1)........ với lực của lò xo. Lực này do (2)............ tác dụng lên quả nặng.

- Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3)....... Vậy phải có một (4)........ viên phấn xuống phía dưới. Lực này do (5)........ tác dụng lên viên phấn.

- lực hút

- Trái Đất

- cân bằng

- biến đổi

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã (1)...... với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của (2)...., tức là phương (3).........

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng (4).......

-  thẳng đứng

-  từ trên

-  xuống dưới

-  cân bằng

-  dây dọi

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu:

Trọng lực có phương (1)................và có chiều (2).........

Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là nằm ngang. Hãy dùng một thước êke để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang.

Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của câu sau:

Khi bị quả nặng kéo thì lò xo bị (1)…., Chiều dài của nó (2)…..khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài lò xo trở lại (3)…. chiều dài tự nhiên của no. Lò xo có hình dạng ban đầu.

- bằng

- tăng lên

- dãn ra

 

Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1,2,3 quả năng, rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp của bảng 9.1

Số quả nặng 50g móc vào lò xo

Tổng trọng lượng của các quả nặng

Chiều dài của lò xo

Độ biến dạng của lò xo

0

0 (N)

l0 = … (cm)

0 cm

1 quả nặng

…(N)

l =… (cm)

l – l0 = …. (cm)

2 quả nặng

…(N)

l =… (cm)

l – l0 = …. (cm)

3 quả nặng

…(N)

l =… (cm)

l – l0 = …. (cm)

Trong thì nghiệm vẽ ở hình 9.2. khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng  với lực nào?

 

Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.

C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau;

a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi(1)….

b) Khi độ biến dạng tăng gấp 3 thì thực đàn hồi(2)…..

Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài:

Một sợi dây cao sư và một lò có có tính chất nào giống nhau?

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trông của các câu sau:

Lực kế(1)… một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một cái (2) ….

Kim chỉ thi chạy trên một (3)……

-  Kim chỉ thị

- bảng chia độ

-  lò xo

Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Thọat tiên phải điều chỉnh sô 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1)…. Cho(2)…. tác dụng vào lò xo của lực kế, Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3)…, của lực cần đo

-  phương

-  vạch 0

-  lực cần đo

Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.

Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? tại sao phải cầm như thế?

Hãy tìm nhưng con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a) Một quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) …N.

b) Một quả cân có khối lượng (2) thì có trong lượng 2N.

c) Một túi đường có khối lượng 1 KG thì có trọng lượng (3)….

Hãy giải thích vì sao trên các cân bỏ tủi bán ở ngoài phố ngưới ta không chia độ theo đơn vị Niuton mà lại chia độ theo đơn vị kilogram? Thực tế các cân bỏ túi là dụng cụ gì?

Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.

Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niuton.

Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn độ:

A. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ rồi đem cân từng đoạn một.

B. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó là bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng  riêng của 1 mét khối sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiệc cột.

Để giúp các em chọn, người ta cho biết số liệu sau:

Khi đó chu vi và chiều cao của chiếc cột người ta tính được thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9 m3, Mặt khác ngưởi ta cũng đã cân và biết 1 dm3 sắt nguyên chất là 7,8 kg.

Em hãy xác dịnh khối lượng của chiếc cột.

Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó thể tích 0,5 m3.

Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào công  thức tính khối lượng riêng:

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:

\(d=\frac{P}{V}\)

Trong đó:
+ d là (1) ......

+ P là (2) ......

+ V là (3) ......

- Trọng lượng (N)

- Thể tích (m3)

- Trọng lượng riêng (N/m3)

 

Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân:

Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc đầm sắt có thể tích 40 dm3

Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật.

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Khi kéo vật lên theo phương thắng đứng cần phải dùng lực (1).................... trọng lượng của vật.

Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo theo phương thẳng đứng.

Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chồ trống trong các câu sau :

a) Máy cơ đơn giản là nhừng dụng cụ giúp thực hiện công việc (1)....................... hơn. (nhanh/dễ dàng)

b) Mặt phăng nghiêng, đòn báy, ròng rọc là (1)................ (palăng/máy cơ đơn giản)

Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không? Vì sao?

Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.

- Đo trọng lượng của vật p = F1 và ghi kết quả vào bảng dưới.

- Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:

+ Lần 1: Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như hình trong SGK. cầm lực kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ cùa lực kế vào bảng.

+ Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chì của lực kế vào bảng.

+ Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp sô chỉ của lực kế vào bảng. 

Trong thí nghiệm ở hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào?

Hình 14.2 bài C2 trang 45 SGK Vật lí lớp 6

Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.

Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn?

Ở hình 14.3 chú Bình đă dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây ?

a)   F = 2000N ; c) F < 500N

b)   F > 500N ; d) F = 500N

Hãy giải thích câu trả lời của em.

 

Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.

Hình 15.2 bài C1 trang 47 SGK Vật lí lớp 6   Hình 15.3 bài C1 trang 47 SGK Vật lí lớp 6

- Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.

- Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng.  

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chồ trống của câu sau :

Muốn lực nâng vật (1) ............................ trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng cua lực nâng (2)...................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.

Hình 15.5 bài C5 trang 47 SGK Vật lí lớp 6

 Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bấy ở hình 15.1 để làm giảm lực kẻo hơn.

Hình 15.1 bài C6 trang 47 SGK Vật lí lớp 6

Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2.

Hình 16.2 bài C1 trang 50 SGK Vật lí lớp 6

- Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình (SGK) và ghi kết quả đo được vào bảng.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình b. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào bảng dưới.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình c. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chi của lực kế vào bảng dưới.
 

Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định.

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động

Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau :

a) Ròng rọc (1) ............. có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc (2)..... thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Tìm những thí dụ về ròng rọc.

Dùng ròng rọc có lợi gì?

Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?

Hình 16.6 bài C7 trang 52 SGK Vật lí lớp 6

Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:

a)  độ dài ;

b) thể tích chất lỏng;

c) lực; 

d)  khối lượng

Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gợi là gì?

Lực tác dụng lên một vật có thê gây ra nhừng kết quả gì trên vật ?

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?

Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì?

Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1 kg. Số đó chỉ gì?

Dùng tay ép hai đầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực gì?

Hãy tìm từ thích hợp đê điển vào chỗ trống : 7800kg/m3  là........... của sắt.

Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống:

- Đơn vị đo độ dài là....... kí hiệu là ....

- Đơn vị đo thể tích là..........................kí hiệu là......

- Đơn vị đo lực là............ kí hiệu là ....

- Đơn vị đo khối lượng là..................... 

kí hiệu là....

- Đơn vị đo khối lượng riêng là ......... kí hiệu là     

 

Viết công thức liên hệ giừa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.

 

Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích.

Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học.

Hãy nêu tên của máy cơ đơn giản mà người ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau:

-  Kéo một thùng bêtông lên cao để đố trần nhà.

- Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.

- Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.

Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào trong nước, một thỏi được nhúng chìm vào trong dầu. Thỏi nào chịu lực  đẩy Ác si mét lớn hơn?

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK