Vật lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng

2.1.1. Biến dạng của một lò xo:

                  

  • Treo lò xo lên giá, sau đó đo chiều dài \({l_0}\) của lò xo.

  • Móc lần lượt các quả nặng lên lò xo, và xác định độ dài của lò xo: đó là chiều dài của lò xo bị biến dạng.

  • Sau đó bỏ hết quả nặng ra khỏi lò xo, xác định lại độ dài của lò xo ( \({l_0}\)).

  • Kết luận:

    • Khi bị trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của lò nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo có lại hình dạng ban đầu.

    • Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi.

    • Lò xo là vật có tính đàn hồi.

2.1.2. Độ biến dạng của lò xo

  • Tính độ biến dạng của lò xo tương ứng với các quả nặng.

  • Hiệu số  giữa chiều dài lò xo bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó gọi là độ biến dạng

\(\Delta l = l - {l_0}\)

2.2. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.

2.2.1. Lực đàn hồi

  • Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.

  • Khi quả nặng đã đứng yên thì lực đàn hồi sẽ cân bằng với trọng lượng của quả nặng.

2.2.2. Đặc điểm của lực đàn hồi:

  • Với cùng một lò xo và các quả gia trọng giống nhau, khi treo vào lò xo một quả gia trọng ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn \({l_1}\), nếu treo vào lò xo 2 quả gia trọng thì ta thấy lò xo giãn thêm một đoạn \({l_2} = {\rm{ }}2{l_1}\) ; Điều đó chứng tỏ độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại

  • Kết luận:

    • Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng.

    • Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra , thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.

    • Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

    • Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn

Bài 1.

Bằng cách nào em có thể nhận biết một vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi? Hãy nêu một thí dụ minh họa.

Hướng dẫn giải

  • Để nhận biết một vật có tính đàn hồi: làm cho vật bị biến dạng, khi ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng thì xem vật có trở lại hình dạng ban đầu hay không.

  • Ví dụ: Ta dùng tay đè lên một dây cao su, thấy dây cao su bị biến dạng. không dùng tay tác động lên dây thì sau một thời gian dây trở lại hình dạng ban đầu.

Bài 2.

Hãy dùng những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- lực đàn hồi            

- trọng lượng

- lực cân bằng

- biến dạng

- vật có tính chất đàn hồi

Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cách cung  bị cong đi :

a) Cánh cung đã bị……. cánh cung là một……… khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai……..  hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng nó cùng phương, ngược chiều và là hai……..

b) Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi . Nó đã bị……. đó là do kết quả tác dụng của ………. của người. Tấm ván là……. khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một …….. lực này và trọng lượng của người là hai ……..

c) Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ……… của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị …….. lò xo ở yên xe là ……..  khi biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một …….. đẩy lên. Lực này và trọng lượng của hai người là hai ……..

Hướng dẫn giải

a) Biến dạng; vật có tính chất đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

b) Biến dạng; trọng lượng; vật có tính chất đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

c) Trọng lượng; biến dạng; vật có tính chât đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

4. Luyện tập Bài 9 Vật lý 6

Qua bài giảng Lực đàn hồi này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo, đặc điểm của lực đàn hồi

  • Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Lực đàn hồi

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C6 trang 32 SGK Vật lý 6

Bài tập 9.1 trang 31 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.2 trang 31 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.3 trang 31 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.4 trang 31 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.5 trang 32 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.6 trang 32 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.7 trang 32 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.8 trang 32 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.9 trang 33 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.10 trang 33 SBT Vật lý 6

Bài tập 9.11 trang 33 SBT Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK