Tuần 3 - Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết chính tả

a. Tìm hiểu nội dung bài

Câu 1. Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?

  • Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy

Câu 2. Bài thơ nói lên điều gì?

  • Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đường về nhà.

b. Hướng dẫn viết từ khó

  • Mỏi
  • Bỗng
  • Dẫn
  • Lạc
  • Gặp
  • Rưng rưng

c. Hướng dẫn cách trình bày

  • Cách trình bày bài thơ lục bát
    • Dòng 6 chữ lùi vào một ô, dòng 8 chữ viết sát lề
    • Giữa hai khổ thơ để cách một dòng

1.2. Học sinh nghe - viết chính tả

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài: Cháu nghe câu chuyện của bà.

  • Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết
  • Tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ lục bát)

1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4):

a) Điền vào chỗ trống "tr hay ch?" trong đoạn văn đã cho

b) Đặt tên chữ in đậm "dấu hỏi" hay "dấu ngã"?

(Đoạn văn ở SGK TV4, tập 1, trang 27)

  • Điền tr/ch:

"Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu "Trúc dầu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta, tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc."

Theo Thép Mới

  • Điền ?/~

BÌNH MINH HAY HOÀNG HÔN?

"Trong phòng trin lãm, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bo:

- ng th đoán xem bức tranh này v cảnh bình minh hay cnh hoàng hôn

- Tất nhiên là tranh vcnh hoàng hôn

- Vì sao ông lại khng định chính xác như vậy?

- Là bi vì tôi biết họa sĩ v tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh."

Theo Đỗ Xuân Lan

  • Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết Cháu nghe câu chuyện của bà, các em cần nắm được:
    • Nghe viết lại đúng bài chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà.
    • Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
    • Rèn kĩ năng nghe, viết và dùng từ có chứa Tr/ch, ?/~ thích hợp, đúng ngữ pháp.
  • Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK