Tuần 1 - Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện? - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Câu 1. (trang 10 sgk Tiếng Việt 4) Kể lại câu chuyện "Sự tích Hồ Ba Bể" và cho biết

a. Câu chuyện có những nhân vật nào?

b. Các sự việc xảy ra và kết quả của sự việc chính?

* Các nhân vật

  • Bà cụ ăn xin
  • Mẹ con bà nông dân
  • Bà con dự lễ hội (nhân vật phụ)

* Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy

  • Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho
  • Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân . Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình
  • Sự việc 3: Đêm khuya . Bà hiện hình một con giao long lớn
  • Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi , cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi
  • Sự việc 5: Trong đêm lễ hội, dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm 
  • Sự việc  6 : Nước lụt dâng  lên, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người

* Ý nghĩa của câu chuyện

  • Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
  • Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
  • Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

Câu 2. (trang 11 sgk Tiếng Việt 4) Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

HỒ BA BỂ

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ." Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.

Theo Dương Thuấn

  • Giải nghĩa từ
    • Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp. làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.
    • Thủy tộc: các loài vật sống dưới nước.
    • Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.
    • Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.
  • Kết luận
    • Bài văn "Hồ Ba Bể" không phải là văn kể chuyện, mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch.  
    • Lý do:
      • Bài văn không có nhân vật

      • Bài văn không có sự kiện nào xảy ra.

      • Bài văn giới thiệu về độ cao, vị trí, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể

  • Chú ý
    • Bài "Sự tích hồ Ba Bể"  có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện

⇒ Là văn kể chuyện.

Câu 3. (trang 11 sgk Tiếng Việt 4) Theo em, thế nào là kể chuyện?

  • Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật.
  • Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa.

1.2. Ghi nhớ

a. Nội dung

  • Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật.
  • Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa.

b. Ví dụ minh họa

  • (1) Truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"

    • Có nhân vật: Dế Mèn, Nhà Trò

    • Nội dung: Câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình.

    • Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn

  • (2) Truyện "Cây Khế"

    • Có nhân vật: Người anh, người em, con chim

    • Nội dung: Câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh.

    • Ý nghĩa: Câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng, thật thà

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt 4): Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó

Tan học, tôi vội vã về nhà phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa như lời mẹ dặn lúc sáng. Vừa mới ra khỏi cổng trường được một đoạn, tôi gặp một người phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi, tay xách nách mang lại còn ẵm trên tay một em bé chưa đầy tuổi đang bước đi chậm chạp khó nhọc giữa cái nắng hè như đổ lửa. Thỉnh thoảng người phụ nữ ấy phải đặt hành lí lỉnh kỉnh xuống đường, thay đổi vị trí bồng bế em bé từ tay này sang tay kia, trông có vẻ mệt mỏi, khó nhọc lắm. Thấy thế, tôi bước nhanh đến bên cạnh lễ phép hỏi:

- Cô đi đâu ạ? Để cháu giúp cô một tay nhé!

- Cô chào cháu! Nếu được cháu giúp thì thật quý hóa. Cô đi về cái xóm có cây đa cổ thụ trước mặt đấy. Cháu giúp cô một quãng thì còn gì bằng!

Tội vội nó ngay:

- Cháu cũng đi về xóm ấy đấy. Cô đưa hành lí cho cháu.

Thế rồi, cô ấy đưa hành lí cho tôi. Qua chuyện trò tôi mới biết, cô là dâu của xóm tôi, công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được tin mẹ chồng ốm nặng, chú ấy công tác ở dầu khí Vũng Tàu chưa kịp về nên một mình cô bế em bé theo chuyến xe tốc hành về thăm bà. Hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ, chả mấy chốc đã đến nhà cô. Tôi trao lại hành lí cho cô, rồi chạy một mạch về nhà chuẩn bị bữa cơm trưa. Vừa chạy, tôi vừa nghe tiếng cô nói vọng đằng sau:

- Cảm ơn cháu nhé! Chiều qua nhà cô chơi.

Câu 2 (trang 11 sgk Tiếng Việt 4): Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

  • Nhân vật
    • Câu chuyện có hai nhân vật
      • Nhân vật tôi.
      • Nhân vật người phụ nữ.
  • Ý nghĩa của câu chuyện
    • Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật "tôi" trong truyện thật đẹp.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người.
    • Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo.
  • Thông qua tiết Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện, các em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, cần rèn luyện những kĩ năng cần thiết như:
    • Kĩ năng
      • Nắm vững được những đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện
      • Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu, có cuối. Liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa.
    • Kiến thức
      • Phân biệt văn kể chuyện với những loại văn khác

>>> Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK