Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Thương người như thể thương thân Tuần 1 - Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng - Tiếng Việt 4

Tuần 1 - Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

a. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

  • Tổng cộng 14 tiếng
    • Dòng đầu có 6 tiếng
    • Dòng hai có 8 tiếng

Câu 2. Đánh vần tiếng “bầu”. Ghi lại cách đánh vần đó.

  • Bờ - âu – bâu – huyền – bầu

Câu 3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Bầu

B

Âu

Huyền

Câu 4. Trong những tiếng vừa phân tích, những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu

  • Dòng đầu: Thương, lấy, bí, cùng
  • Dòng hai: Tuy, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn
  • Câu 5. Những tiếng không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”
  • Ơi

b. Kết luận

  • Trong mỗi tiếng bộ phận, vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
    • Ví dụ: Ơi
  • Lưu ý
    • Thanh ngang không được đánh dấu khi viết
      • Ví dụ: Nhưng, thương…
    • Còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
      • Ví dụ: Lấy, một…

1.2. Ghi nhớ

  • Mỗi tiếng gồm có ba bộ phận câu thành sau

Thanh

Âm đầu

Vần

  • Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

    • Ví dụ: Ăn, ơi, ở, ít…

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 7 SGK Tiếng Việt 4): Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Tiếng

Âm Đầu

Vần

Thanh

Nhiễu

Nh

iêu

Ngã

Lấy

L

Ây

Sắc

Điều

Đ

iêu

Huyền

Giá

Gi

A

Sắc

Phủ

Ph

U

Hỏi

Gương

G

Ương

Ngang

Người

Ng

Ươi

Huyền

Phải

Ph

Ai

Hỏi

Trong

Tr

Ong

Ngang

Thương

Th

Ương

Ngang

Một

M

ột

Nặng

Nhau

Nh

Au

Ngang

Nước

N

ươc

Sắc

Cùng

C

ung

Huyền

Câu 2 (trang 7 SGK Tiếng Việt 4): Giải câu đố

Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày

  • Để nguyên là: Sao
  • Bớt âm đầu là: Ao

→ Là chữ: Sao

  • Thông qua phần luyện từ và câu giúp các em biết được:
    • Cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh
    • Nhận diện các bộ phận của tiếng.
    • Tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
    • Bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng
    Kể chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK