Câu 1 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Tìm các từ ngữ :
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại
d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ
Nội dung thể hiện | Từ ngữ |
Lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại | Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình nhân ái, tình thương mến, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ, yêu quý, xót thương đau xót, tha thứu, xót xa, thương cảm ... |
Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương | Tàn bạo, tàn ác, ác độc, thâm độc, độc địa, đọc ác, hung ác, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, bạo tàn, nghiệt ngã, ghẻ lạnh, ... |
Tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại | Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, chở che, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, nâng niu, ... |
Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ | Hiếp đáp, ức hiếp, hành hạ, đánh đập, lây thịt đè người, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, áp bức, bóc lột, chèn ép ... |
Câu 2 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Cho các từ sau: Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân ái, nhân tài. Hãy cho biết:
a) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là người.
b) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.
Nghĩa của từ "nhân" | Từ ngữ |
Là người | nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài |
Là lòng thương người | nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ |
Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu với một số từ ở bài tập trên.
Câu 4 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì?
a) "Ở hiền gặp lành": Khuyên người ta ăn ở hiền lành, nhân hậu, yêu thương mọi người. Bởi vì sống như thế ta sẽ thấy hạnh phúc và gặp nhiều điều tốt đẹp.
b) "Trâu buộc ghét trâu ăn": Phê phán những người có tính xấu hay ghen tị, ghen ghét với hạnh phúc và thành công của người khác.
c) Khuyên người ta đoàn kết, bao bọc, yêu thương lẫn nhau. Đoàn kết tạo nên sức mạnh.
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hìn núi cao"
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK