Làm quen với biểu thức + Tìm giá trị biểu thức

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Làm quen với biểu thức

1.1.1. Ví dụ về biểu thức

126 + 51 ; 62 - 11 ; 13 x 3 ; 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ; 125 + 10 - 4 ; 45 : 5 + 7 ; ... là các biểu thức.

1.1.2. Giá trị của biểu thức

126 + 51 = 177. Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177.

125 + 10 - 4 = 131. Giá trị của biểu thức 125 + 10 - 4 là 131.

1.2. Tính giá trị của biểu thức

  • Nếu trong biểu thức chỉ có các phép cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

60 + 20 - 5 = 80 - 5 

            = 75

  • Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

49 : 7 x 5 = 7 x 5

            = 35 

  • Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước ; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

60 + 35 : 5 = 60 + 7

           = 67

86 - 10 x 4 = 86 - 40

          = 46

  • Các biểu thức (30+5) : 5 ; 3 x (20 - 10) ... là biểu thức có dấu ngoặc ().

Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

(30 + 5) : 5 = 35 : 5

           = 7

3 x (20 - 10) = 3 x 10

              = 30

1.3. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 78

Bài 1: Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau (theo mẫu)

Mẫu : 284+10 = 294

Giá trị của biểu thức 284+10 là 294

a)   125+18 ;   b)    161–150 ;   c)    21×4 ;   d)     48:2

Hướng dẫn giải:

  • Tính giá trị các phép toán rồi điền kết quả vào chỗ trống.

a) 125+18 = 143

Giá trị của biểu thức 125+18 là 143.

b) 161–150 = 11

Giá trị của biểu thức 161–150 là 11.

c) 21×4 = 84

Giá trị của biểu thức 21×4 là 84.

d) 48:2 = 24

Giá trị của biểu thức 48:2 là 24.

Bài 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào ?

Hướng dẫn giải:

  • Tìm giá trị các biểu thức.
  • Nối với kết quả thích hợp.

1.4. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 79

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

a) 205+60+3                        

    268–68+17             

b) 462–40+7

    387–7–80

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

a) 205+60+3 = 265+3 = 268                      

    268–68+17 = 200+17 = 217                            

 b) 462–40+7 = 422+7 = 429

    387–7–80 = 380−80 = 300.

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

a)  15 × 3 × 2                   

     48 : 2 : 6                              

b)  8 × 5 : 2

     81 : 9 × 7

Hướng dẫn giải:

  •  Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

a) 15 × 3 × 2 = 45 × 2 = 90               

    48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4                                          

b) 8 × 5 : 2 = 40 : 2 = 20

    81:9×7 = 9×7 = 63

Bài 3: Điền dấu >; < hoặc = vào chỗ chấm

 55 : 5 × 3 ... 32

47 ... 84−34−3

20+5 ... 40 : 2+6

Hướng dẫn giải:

  • Tính giá trị các vế theo quy tắc đã học.
  • So sánh rồi điền dấu thích hợp vào chỗ trống.

\(\underbrace {55:5 \times 3}_{33} > 32\)

\(47 = \underbrace {84 - 34 - 3}_{47}\)

\(\underbrace {20 + 5}_{25} < \underbrace {40:2 + 6}_{26}\)

Bài 4: Mỗi gói mì cân nặng 80g, mỗi hộp sữa cân nặng 455g. Hỏi 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ?

Hướng dẫn giải:

 Tóm tắt

1 gói mì : 80g

1 hộp sữa : 455g

2 gói mì và 1 hộp sữa : ... g ?

  • Tìm khối lượng của hai gói mì.
  • Tính tổng khối lượng của hai gói mì và một hộp sữa.

Bài giải

2 gói mì cân nặng số gam là:

80 x 2 = 160 (g)

Cả 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng số gam là:

160+455 = 615 (g)

                   Đáp số: 615g.

1.5. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 80

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

a) 253+10 × 4     41×5−100    93–48 : 8

b) 500+6 × 7        30 × 8+50       69+20 × 4

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

a) 253+10×4 = 253+40 = 293

    41 × 5−100 = 205–100 = 105

    93–48 : 8 = 93 – 6 = 87

b)  500+6×7 = 500+42 = 542

     30×8+50 = 240+50 = 290

     69+20×4 = 69+80 = 149

Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S

a) 37−5×5 = 12             b) 13×3−2 = 13

   180:6+30 = 60                180+30:6 = 35

    30+60×2 = 150              30+60×2 = 180

    282−100:2 = 91              282−100:2 = 232

Hướng dẫn giải:

  • Tính giá trị các biểu thức.
  • So sánh với kết quả đã cho rồi điền Đ hoặc S thích hợp vào ô trống.

a) 37−5×5 = 37−25 = 12 (Điền Đ vào ô trống)

   180:6+30 = 30+30 = 60 (Điền Đ vào ô trống)

    30+60×2 = 30+120 = 150 (Điền Đ vào ô trống)

    282−100:2 = 282−50 = 232 (Điền S vào ô trống)                   

b) 13×3−2 = 39−2 = 37 (Điền S vào ô trống)

    180+30:6 = 180+5 = 185 (Điền S vào ô trống)

    30+60×2 = 30+120 = 150 (Điền S vào ô trống)

    282−100:2 = 282−50 = 232 (Điền Đ vào ô trống)

Theo thứ tự từ trên xuống dưới điền vào ô trống :

a) Đ, Đ , Đ , S.

b) S, S, S, Đ.

Bài 3: Mẹ hái được 6060 quả táo, chị hái được 3535 quả táo. Số táo của cả mẹ và chị được xếp đều vào 55 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ?

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt

 Mẹ : 60 quả

Chị : 35 quả

Xếp vào 5 hộp

Mỗi hộp : ... quả ?

  • Tìm tổng số quả của mẹ và chị hái được.
  • Lấy số quả vừa tìm được chia cho 5.

Bài giải

Mẹ và chị hái được tất cả số quả táo là:

60+35 = 95 (quả)

Mỗi hộp có số quả táo là:

95:5 = 19 (quả)

                      Đáp số: 19 quả.

Bài 4:

Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau :

Hãy xếp thành hình dưới đây :

Hướng dẫn giải:

  • Chia hình tứ giác thành các hình tam giác đã cho, từ đó tìm được cách xếp hình thích hợp.

Có thể xếp như hình dưới đây :

1.6. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 82

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

a) 25 – (20–10)

    80–(30+25)

b) 125 + (13+7)

    416 – (25–11)

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

a) 25 – (20–10) = 25–10 = 15

    80 – (30+25) = 80–55 = 25

b) 125 + (13+7) = 125+20 = 145

    416 – (25–11) = 416–14 = 402.

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

a) (65+15)×2

    48 : (6:3)

b) (74–14) : 2

    81 : (3×3)

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

a) (65+15)×2 = 80×2 = 160

    48:(6:3) = 48:2 = 24

b) (74–14):2 = 60:2 = 30

    81:(3×3) = 81:9 = 9.

Bài 3: Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau ?

Hướng dẫn giải:

  • Tìm số sách của mỗi tủ : Lấy tổng số quyển sách chia cho 2.
  • Tìm số sách của mỗi ngăn : Lấy số vừa tìm được chia cho 4.

Bài giải

Một tủ có số quyển sách là:

    240:2 = 120 (quyển)

Mỗi ngăn có số quyển sách là:

    120:4 = 30 ( quyển)

                  Đáp số: 30 quyển.

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức

a) 324–20+61

    188+12–50

b) 21×3:9

    40:2×6

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có phép tính nhân, chia hoặc cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

a) 324–20+61 = 304+61 = 365

    188+12–50 = 200–50 = 150

b) 21×3:9 = 63:9 = 7

    40:2×6 = 20×6 = 120

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

a) 15+7×8

    201+39:3

b) 90+28:2

    564–10×4

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

a) 15+7×8 = 15+56 = 71

    201+39:3 = 201+13 = 214

b) 90+28:2 = 90+14 = 104

    564–10×4 = 564–40 = 524

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức

a) 123×(42–40)

    (100+11)×9

b) 72:(2×4)

    64:(8:4)

Hướng dẫn giải:

  • Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện tính trong dấu ngoặc trước.

a) 123×(42–40) = 123×2 = 246

    (100+11)×9 = 111×9 = 999

b) 72:(2×4) = 72:8 = 9

    64:(8:4) = 64:2 = 32

Hỏi đáp về Làm quen với biểu thức + Tìm giá trị biểu thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK