Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

1.1.1. Làm quen với góc

Hai kim đồng hồ ở mỗi hình bên tạo thành một góc

1.1.2. Góc vuông và góc không vuông 

                   

Góc vuông đỉnh O;                Góc không vuông đỉnh P;             Góc không vuông đỉnh E;

cạnh OA, OB                          cạnh PM, PN                                 cạnh EC, ED

1.1.3. Ê ke

                     

        Cái ê ke                              Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1: a) Dùng ê ke để nhận biết góc vuông của hình dưới đây rồi đánh dấu góc vuông (theo mẫu).

b) Dùng ê ke để vẽ :

-   Góc vuông đỉnh O ; cạnh OA, OB, (theo mẫu).

-   Góc vuông đỉnh M ; cạnh MC, MD. 

Hướng dẫn giải

  • Đặt đỉnh góc vuông của ê ke vào các đỉnh của góc trong hình đã cho, nếu hai cạnh của góc vuông của thước trùng với hai cạnh của góc đang đo thì đó là góc vuông.
  • Đánh dấu một điểm, gọi là đỉnh của góc. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm vừa đánh dấu, vẽ hai cạnh theo hai cạnh góc vuông của thước.

a) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, sau đó đánh dấu góc vuông như sau:

b) Đánh dấu điểm O, đặt đỉnh góc vuông của thước trùng với đỉnh O, vẽ cạnh OA, OB theo hai cạnh góc vuông của ê ke.

    Đánh dấu điểm M, đặt đỉnh góc vuông của thước trùng với đỉnh M, vẽ cạnh MC, MD theo hai cạnh góc vuông của ê ke.

Bài 2: Trong các hình dưới đây:

a) Nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông

b) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông.

Hướng dẫn giải

  • Dùng ê ke kiểm tra góc đã cho là góc vuông hay góc không vuông.
  • Đọc tên đỉnh và hai cạnh của mỗi góc.

Dùng ê ke kiểm tra, ta có:

a) Các góc vuông là :

+ Góc đỉnh A, cạnh AE, AD

+ Góc đỉnh D, cạnh DM, DN.

+ Góc đỉnh G, cạnh GX, GY

b) Các góc không vuông là:

+ Góc đỉnh B, cạnh BH, BG

+ Góc đỉnh C, cạnh CK, CI

+ Góc đỉnh E, cạnh EP, EQ.

Bài 3: Trong hình tứ giác MNPQ, góc nào là góc vuông? Góc nào là góc không vuông?

Hướng dẫn giải

Lần lượt đặt đỉnh góc vuông của ê ke vào bốn đỉnh M, N, P, Q của tứ giác, một cạnh góc vuông của thước trùng với cạnh của góc rồi kiểm tra các góc đó là góc vuông hay không vuông.

  1. Góc vuông : Cạnh góc vuông còn lại của thước trùng với cạnh còn lại của góc.
  • Góc không vuông : Cạnh góc vuông còn lại của thước không trùng với cạnh còn lại của góc.

Dùng ê ke kiểm tra ta có :

Góc vuông là :

+ Góc đỉnh M, cạnh MN, MQ.

+ Góc đỉnh Q, cạnh QP, QM.

Các góc không vuông là :

+ Góc đỉnh N, cạnh NM, NP

+ Góc đỉnh P, cạnh PQ, PN.

Bài 4: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 

Số góc vuông trong hình bên là :

A. 1             B. 2              C. 3            D. 4

Hướng dẫn giải 

Dùng ê-ke kiểm tra các góc của hình đã cho, đếm số lượng góc vuông rồi điền vào chỗ trống.

Hình bên có 4 bốn góc vuông.

Khoanh tròn vào chữ cái D.

Giải bài tập SBT 

Bài 1 trang 49 SBT: Dùng ê ke để nhận biết góc vuông của hình bên rồi đánh dấu góc vuông (theo mẫu)

Hướng dẫn giải

Góc vuông có đỉnh E, cạnh EA và ED.

Góc vuông có đỉnh A, cạnh AE và AB.

Bài 2 trang 49 SBT: Dùng ê ke để vẽ góc vuông có

a. Đỉnh O; cạnh OA, OB

 Giải vở bài tập Toán 3 bài 40 2a

b. Đỉnh M; cạnh MP, MQ

                                                                         

Hướng dẫn giải

a. Đỉnh O; cạnh OA, OB

 Giải vở bài tập Toán 3 bài 40 2a

b. Đỉnh M ; cạnh MP, MQ

 

Bài 3 trang 49 SBT: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu)

 Giải vở bài tập Toán 3 bài 40 câu 3

Trong các hình trên có:

a. Các góc vuông: Đỉnh O; cạnh OP, OQ ..................................

b. Các góc không vuông: ......................................

Hướng dẫn giải

Trong các hình trên có:

a. Các góc vuông: Đỉnh O; cạnh OP, OQ.

Đỉnh A; cạnh AB, AC.

Đỉnh I; cạnh IH, IK

b. Các góc không vuông: Đỉnh là T; cạnh TR; TS

Đỉnh là M; cạnh MN; MP

Đỉnh là D; cạnh DE; DG

Bài 4 trang 49 SBT:

 Giải vở bài tập Toán 3 bài 40 câu 4

Trong hình tứ giác ABCD có:

a. Các góc vuông là: …………………………………

b. Các góc không vuông là: …………………………

Hướng dẫn giải 

Trong hình tứ giác ABCD có:

a. Các góc vuông là: 

Đỉnh B; cạnh BA; BC.

Đỉnh D; cạnh DA; DC

b. Các góc không vuông là: 

Đỉnh A; cạnh AB; AD

Đỉnh C; cạnh CD; CB.

Bài 5 trang 49 SBT: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

 Giải vở bài tập Toán 3 bài 40 câu 5

Số góc vuông trong hình bên là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải 

Dùng ê-ke kiểm tra các góc của hình đã cho, đếm số lượng góc vuông rồi chọn đáp án đúng.

Chọn D. 4

3. Hỏi đáp về Góc vuông, góc không vuông

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK