Trang chủ Lớp 11 Hóa học Lớp 11 SGK Cũ Chương 6: Hiđrocacbon Không No Hoá học 11 Bài 34: Bài thực hành 4 Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Hoá học 11 Bài 34: Bài thực hành 4 Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nắm

1.1.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen

điều chế etilen

Hình 1: Thí nghiệm điều chế etilen

Etilen được điều chế từ ancol etylic theo phương trình:

C2H5OH   CH2=CH+ H2O

CH2=CH2 + Br2           →   BrCH- CH2Br

              (Màu nâu đỏ)    1,2-đibrometan

                                      (Không màu)

1.1.2. Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen 

Điều chế axetilen

Hình 2: Điều chế axetilen

CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑

C2H2  +  2AgNO3 + 2NH3    → AgC≡CAg + 2NH4NO3

1.2. Kĩ năng thí nghiệm

  • Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

  • Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

  • Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

  • Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

  • Không nếm hoặc ngửi trực tiếp  hoá chất.

  • Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

  • Trong 2 thí nghiệm trên khi dừng thí nghiệm phải tháo các ống nghiệm cẩn thận, đúng thứ tự các thao tác, tháo ống dẫn dd Ca(OH)2, dd Br2 trước sau đó mới tắt đèn cồn. 

2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen

  • Cách tiến hành:
    • Cho vào ống nghiệm 1 ít cát sạch, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 2 ml C2H5OH khan, và chừng 4 ml H2SO4 đặc, lắc đều.

    • Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí  bằng thủy tinh đầu vuốt nhọn. Kẹp ống nghiệm trên giá.

    • Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm, sau đó tập trung đun phần chứa hóa chất đến khi hỗn hợp trong ống chuyển thành màu đen, có khí được tạo thành.

    • Đốt khí sinh ra ở đầu vuốt nhọn của ống dẫn khí, quan sát màu ngọn lửa.

    • Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng giữu lại khí SO2, CO2 là những sản phẩm phụ được tạo thnàh do phản ứng của dd H2SO4 đặc với C2H5OH.

    • Dẫn khí C2H4 lần lượt vào ống nghiệm chứa dd Br2 và dd KMnO4

Video 1: Điều chế khí etylen

Video 2: Etilen tác dụng với dd KMnO4

  • Hiện tượng: 
    • Khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn
    • Brom bị mất màu nâu 
    • KMnO4 bị mất màu tím, xuất hiện kết tủa đen
  • Giải thích:
    • Khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn

    • Brom bị mất màu nâu (do C2H4 tạo ra phản ứng với Br2)

    • KMnO4 bị mất màu tím (do C2H4 tạo ra phản ứng với KMnO4, kết tủa đen sinh ra là MnO2

Etilen được điều chế từ ancol etylic theo phương trình:

C2H5OH   CH2=CH+ H2O

CH2=CH2 + Br2           →   BrCH- CH2Br

              (Màu nâu đỏ)    1,2-đibrometan

                                      (Không màu)

2.2. Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen

  • Cách tiến hành:
    • Cho vài mẫu nhỏ canxicacbua vào ống nghiệm có nhánh chứa 1ml nước, đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn.

    • Dẫn khí qua dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch Br2.

  • Chú ý: Nên thực hiện phản ứng cộng trước rồi phản ứng cháy sau để đảm bảo không khí trong ống nghiệm đã bị đuổi hết hoàn toàn, tránh xảy ra nổ, nguy hiểm khi trong ống nghiệm còn không khí.

Video 3: Điều chế axetilen

  • Hiện tượng:
    • khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn

    • KMnO4 bị mất màu tím

    • có kết tủa màu vàng

  • Giải thích:
    • Khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn

    • KMnO4 bị mất màu tím (do C2H2 tạo ra phản ứng với KMnO4)

    • có kết tủa màu vàng (AgC≡CAg) xuất hiện

CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑

Axetilen là hiđrocacbon không no nên làm mất màu dd brom. Khi cho C2H2 qua dd AgNO3 trong NH3 thấy có kết tủa vàng nhạt:

C2H2  +  2AgNO3 + 2NH3    → AgC≡CAg  + 2NH4NO3

3. Hỏi đáp về Bài 34 Chương 6 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK