(Từ C2H4, theo khái niệm đồng đẳng: C2H4(CH2)k → C2+kH4+2k đặt 2 + k = n thì công thức phân tử chung của anken là: CnH2n (\(n \ge 2\))
a) Đồng phân cấu tạo
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
b) Đồng phân hình học
Điều kiện: \(\begin{array}{l} {R_1} \ne {R_2}\\ {R_3} \ne {R_4} \end{array}\)
;
a) Tên thông thường
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành ilen
Ví dụ :
CH2=CH2: Etilen
CH2=CH-CH3 Propilen
b) Tên thay thế
Tên anken = Tên ankan đổi đuôi an thành en
*Quy tắc:
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên C mạch chính + số chỉ liên kết đôi + en
*Ví dụ:
CH2=CH2: Eten
CH2=CH-CH3 : Propen
CH2=CH-CH2-CH3 But-1-en
CH3-CH=CH-CH3 But-2-en
Hình 1: Mô hình phân tử etilen
Đặc điểm cấu tạo của anken có một liên kết đôi C=C (gồm một liên kết \(\sigma\) bền vững và một liên kết \(\pi\) kém bền)
Dự đoán tính chất hóa học của anken
Liên kết đôi là trung tâm phản ứng.
Phản ứng phá vỡ liên kết \(\pi\) kém bền.
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
a) Cộng hiđrô (Phản ứng hiđro hoá)
CnH2n + H2 CnH2n+2
CH2=CH2 + H2 CH3-CH3
CH3-CH=CH2 + H2 CH3-CH2-CH3
b) Cộng halogen (Phản ứng halogen hoá)
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
Anken làm mất màu của dung dịch brom → Phản ứng này dùng để nhận biết anken.
Video 1: Etilen tác dụng với dung dịch Brom
CH2=CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br
(Màu nâu đỏ) 1,2-đibrometan
(Không màu)
c) Cộng HX (X là OH, Cl, Br,…)
CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2Br
CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2OH
Qui tắc Mac-côp-nhi-côp:
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi,nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện tích âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).
nCH2=CH2 [- CH2–CH2 -]n
a) Oxi hoá hoàn toàn
Phản ứng đốt cháy anken: số mol CO2 = số mol H2O
b) Oxi hoá không hoàn toàn
Anken làm mất màu dd KMnO4 → Dùng để nhận biết anken
Etilen được điều chế từ ancol etylic theo phương trình:
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
Video 2: Điều chế etilen từ ancol etylic
Anken được điều chế từ ankan
CnH2n+2 CnH2n + H2
Hình 2: Ứng dụng của anken
Số đồng phân cấu tạo của C4H8 là:
Hỗn hợp X gồm H2 và một anken (là chất khí ở điều kiện thường) có số mol bằng nhau. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 11,6. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là:
Giả sử X gồm 1 mol H2 và 1 mol CnH2n
CnH2n + H2 → CnH2n+2
x → x x (mol)
Sau phản ứng còn: (1 – x) mol H2; (1 – x) mol CnH2n và x mol CnH2n+2
mX = mY ⇒ 14n + 2 = (2 – x)11,6 × 4
Do x < ⇒ 14n + 2 > 46,4 ⇒ n > 3,16
Mà anken này ở thể khí ⇒ n ≤ 4 ⇒ n = 4 TM
⇒ x = 0,75 mol
⇒ Hpứ = 75%
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp hai anken X và Y là đồng đẳng liên tiếp thu được m gam nước và (m+39)gam CO2. Công thức phân tử của hai anken X và Y là?
Đốt cháy anken cho \(n_{H_{2}O}=n_{CO_{2}}\rightarrow \frac{m}{18}=\frac{m+39}{44}\Rightarrow m=27\)
\(n_{CO_{2}}=\frac{27+39}{44}=1,5 mol,n_{hh}=\frac{8,96}{22,4}=0,4 mol\)
Đặt hai công thức chung của hai anken là:
\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }} + \frac{{3\bar n}}{2}{O_2} \to \bar nC{O_2} + \bar n{H_2}O\)
\(0,4\hspace{80pt}0,4\bar{n}\)
\(n_{CO_{2}}=0,4\bar{n}=1,5\Rightarrow \bar{n}=3,75\)
Công thức hai anken là: C4H8 và C3H6
Bài 4:
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
\(\\ M_{X} = 18,3; \ M_{Y}= 26 \\ n_{X} = 1 \ mol \Rightarrow m_{Y}=m_{X}=9,1.2=18,2 \ g \\ n_{Y} = \frac{18,2}{26}=0,7 \ mol \Rightarrow n_{H_{2} \ pu}= 1-0,7=0,3 \ mol\)
\(\\ \Rightarrow Y\left\{\begin{matrix} C_{n}H_{2n+2} : 0,3 \\ H_{2}:0,4 \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right. \\ (14n+2).0,3 +2. 0,4 =18,2 \Rightarrow n=4 \Rightarrow anken: C_{4}H_{8}\)
Anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất CH3–CH=CH–CH3
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 29 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 29.
Bài tập 4 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 1 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 9 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 10 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK