Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Toán học Đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2020 trường THPT Thủ Khoa Huân

Đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2020 trường THPT Thủ Khoa Huân

Câu hỏi 1 :

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào có mệnh đề đảo là đúng?

A. Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c.

B. Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích bằng nhau.

C. Nếu a chia hết cho 3 thì a chia hết cho 9.

D. Nếu một số tận cùng bằng 0 thì số đó chia hết cho 5.

Câu hỏi 2 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào không phải là định lí?

A. \(\exists x \in N,{\rm{ }}{x^2}\) chia hết cho 3 ⇒ x chia hết cho 3.

B. \(\exists x \in N,{\rm{ }}{x^2}\) chia hết cho 6 ⇒ x chia hết cho 3.

C. \(\forall x \in N ,{\rm{ }}{x^2}\) chia hết cho 9 ⇒ x chia hết cho 9.

D. \(\exists x \in N,{\rm{ }}x\) chia hết cho 4 và 6 ⇒ x chia hết cho 12

Câu hỏi 3 :

Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?

A. \({T_1} = \left\{ {x \in N|{x^2} + 3x - 4 = 0} \right\}\)

B. \({T_1} = \left\{ {x \in N |{x^2} - 3 = 0} \right\}\)

C. \({T_1} = \left\{ {x \in N|{x^2} = 2} \right\}\)

D. \({T_1} = \left\{ {x \in Q|\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {2x - 5} \right) = 0} \right\}\)

Câu hỏi 5 :

Cho \(A = \left( { - \infty ;2} \right]\), \(B = \left[ {2; + \infty } \right)\), \(C = \left( {0;3} \right)\). Chọn phát biểu sai.

A. \(A \cap C = \left( {0;2} \right]\)

B. \(B \cup C = \left( {0; + \infty } \right)\)

C. \(A \cup B = R\backslash \left\{ 2 \right\}\)

D. \(B \cap C = \left[ {2;3} \right)\)

Câu hỏi 6 :

Cho số thực a < 0. Tìm điều kiện cần và đủ để \(\left( { - \infty ;9a} \right) \cap \left( {\frac{4}{a}; + \infty } \right) \ne \emptyset \).

A. \( - \frac{2}{3} < a < 0\)

B. \( - \frac{3}{4} < a < 0\)

C. \( - \frac{2}{3} \le a < 0\)

D. \(- \frac{3}{4} \le a < 0\)

Câu hỏi 10 :

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \) với mọi điểm M

B. \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

C. \(\overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = 2\overrightarrow {GA} \)

D. \(3\overrightarrow {AG} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \)

Câu hỏi 11 :

Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right)\), \(B\left( {3;4} \right)\). Tìm tọa độ điểm M nằm trên trục hoành sao cho A, B, M thẳng hàng.

A. M(1;0)

B. M(4;0)

C. \(M\left( { - \frac{5}{3}; - \frac{1}{3}} \right)\)

D. \(M\left( {\frac{{17}}{7};0} \right)\)

Câu hỏi 13 :

Tìm TXĐ của hàm số \(y = \sqrt {2 - x} + \sqrt {7 + x} \).

A. (-7; 2)

B. \(\left[ {2; + \infty } \right)\)

C. \(\left[ { - 7;2} \right]\)

D. \(R\backslash \left\{ { - 7;2} \right\}\)

Câu hỏi 16 :

Cho hàm số y = x - 2. Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

A. Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.

B. Hàm số nghịch biến trên tập R.

C. Hàm số có tập xác định là R.

D. Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -2.

Câu hỏi 18 :

Một hàm số bậc nhất y = f(x) có \(f\left( { - 1} \right) = 2,f\left( 2 \right) = - 3\). Hỏi hàm số đó là hàm số nào dưới đây?

A. \(y = - 2x + 3\)

B. \(y = \frac{{ - 5x - 1}}{3}\)

C. \(y = \frac{{ - 5x + 1}}{3}\)

D. \(y = 2x - 3\)

Câu hỏi 21 :

Cho parabol \(\left( P \right):y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình bên. Phương trình của parabol này là phương trình nào dưới đây?

A. \(y = 2{x^2} - 4x - 1\)

B. \(y = 2{x^2} + 3x - 1\)

C. \(y = 2{x^2} + 8x - 1\)

D. \(y = 2{x^2} - x - 1\)

Câu hỏi 22 :

Hàm số nào sau đây có giá trị nhỏ nhất tại \(x = \frac{3}{4}\)?

A. \(y = 4{x^2} - 3x + 1\)

B. \(y = - {x^2} + \frac{3}{2}x + 1\)

C. \(y = - 2{x^2} + 3x + 1\)

D. \(y = {x^2} - \frac{3}{2}x + 1\)

Câu hỏi 23 :

Parabol \(y = a{x^2} + bx + 2\) đi qua hai điểm M(1; 5) và N(-2; 8) có phương trình là phương trình nào dưới đây?

A. \(y = {x^2} + x + 2\)

B. \(y = {x^2} + 2x\)

C. \(y = 2{x^2} + x + 2\)

D. \(y = 2{x^2} + 2x + 2\)

Câu hỏi 24 :

Parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) đi qua A(8;0) và có đỉnh S(6;-12) có phương trình là phương trình nào dưới đây?

A. \(y = {x^2} - 12x + 96\)

B. \(y = 2{x^2} - 24x + 96\)

C. \(y = 2{x^2} - 36x + 96\)

D. \(y = 3{x^2} - 36x + 96.\)

Câu hỏi 25 :

Tìm giao điểm của parabol \(y = {x^2} - 3{\rm{x}} + 2\) với đường thẳng \(y = x - 1\).

A. \(\left( {1;0} \right),{\rm{ }}\left( {3;2} \right).\)

B. \(\left( {0; - 1} \right),\left( { - 2; - 3} \right).\)

C. (-1; 2); (2;1)

D. (2; 1); (0; -1)

Câu hỏi 26 :

Trong bốn phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là phép biến đổi tương đương?

A. \(\frac{{x\left( {x - 1} \right)}}{{x - 1}} = 1 \Leftrightarrow x = 1\)

B. \(\left| x \right| = 2 \Leftrightarrow x = 2\)

C. \(x + \sqrt {x - 4} = 3 + \sqrt {x - 4} \Leftrightarrow x = 3\)

D. \(x - \sqrt {x - 5} = 3 \Leftrightarrow x - 3 = \sqrt {x - 5} \)

Câu hỏi 27 :

Nghiệm của phương trình \(\frac{{x + 2}}{x} = \frac{{2x + 3}}{{2x - 4}}\) là giá trị nào dưới đây?

A. \(x = - \frac{3}{8}\)

B. \(x = \frac{3}{8}\)

C. \(x = \frac{8}{3}\)

D. \(x = - \frac{8}{3}\)

Câu hỏi 28 :

Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình \({m^2}\left( {x + m} \right) = x + m\) có vô số nghiệm?

A. \(m = \pm1\)

B. m = 0 hoặc m = 1

C. m = 0 hoặc m = -1

D. \( - 1 < m < 1,\,m \ne 0\)

Câu hỏi 29 :

Cho phương trình \(\frac{1}{4}{x^2} - \left( {m - 3} \right)x + {m^2} - 2m + 7 = 0\).Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt.

A. \(m \ge \frac{1}{2}\)

B. \(m < - \frac{1}{2}\)

C. \(m > \frac{1}{2}\)

D. \(m < \frac{1}{2}\)

Câu hỏi 31 :

Biết \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\). Giá trị đúng của biểu thức \(P = {\sin ^2}\alpha + 3{\cos ^2}\alpha \) bằng bao nhiêu?

A. \(\dfrac13\)

B. \(\dfrac{{10}}{9}\)

C. \(\dfrac{{11}}{9}\)

D. \(\dfrac{{4}}{3}\)

Câu hỏi 32 :

Cho \(\alpha \) là góc tù. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. \(\sin \alpha < 0\)

B. \(\cos \alpha > 0\)

C. \(\tan \alpha < 0\)

D. \(\cot \alpha > 0\)

Câu hỏi 35 :

Cho tam giác ABC có H là trực tâm. Biểu thức \({\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {HC} } \right)^2}\) bằng biểu thức nào sau đây?

A. \(A{B^2} + H{C^2}\)

B. \({\left( {AB + HC} \right)^2}\)

C. \(A{C^2} + A{H^2}\)

D. \(A{C^2} + 2A{H^2}.\)

Câu hỏi 36 :

Nếu tam giác ABC là tam giác đều thì mệnh đề nào sau đây đúng ?

A. \(\overrightarrow {AB.} \overrightarrow {AC} = \frac{1}{2}A{B^2}\)

B. \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}A{B^2}\)

C. \(\overrightarrow {AB.} \overrightarrow {AC} = \frac{1}{4}A{B^2}\)

D. \(\overrightarrow {AB.} \overrightarrow {AC} = 0.\)

Câu hỏi 37 :

Cho 2 vectơ \(\overrightarrow u = (4;5)\) và \(\overrightarrow v = (3;a)\). Tính a để \(\overrightarrow u .\overrightarrow v = 0\).

A. \(a = \frac{{12}}{5}\)

B. \(a =- \frac{{12}}{5}\)

C. \(a = \frac{5}{{12}}\)

D. \(a =- \frac{5}{{12}}\)

Câu hỏi 38 :

Trong mặt phẳng \(\left( {O,\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)\) cho ba điểm \(A\left( {3;6} \right),{\rm{ }}B\left( {x; - 2} \right),{\rm{ }}C\left( {2;y} \right).\theta \). Tính \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {BC} .\)

A. \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {BC} = 3x + 6y - 12\)

B. \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {BC} = - 3x + 6y + 18\)

C. \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {BC} = - 3x + 6y + 12\)

D. \(\overrightarrow {OA} .\overrightarrow {BC} = 0\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK