Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 20 (có đáp án): Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (phần 2) !!

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 20 (có đáp án): Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918...

Câu hỏi 1 :

Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ.

B. Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ.

C. Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ.

D. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập.

Câu hỏi 2 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á chịu tác động bởi nhiều nhân tố, ngoại trừ

A. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

B. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

C. cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ.

D. sự hình thành của trật tự hai cực I-an-ta.

Câu hỏi 3 :

Tại Đông Nam Á, trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở những quốc gia nào?

A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

D. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu hỏi 5 :

Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

B. khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô.        

C. khởi nghĩa của nhà sư A-cha Hem-chiêu.        

D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu hỏi 6 :

Trong những năm 1930 – 1935, ở Cam-pu-chia đã diễn ra một phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản, dưới sự lãnh đạo của

A. hoàng thân Si-vô-tha.         

B. nhà sư Pu-côm-bô.

C. nhà sư A-cha Hem-chiêu.

D. hoàng thân Xi-ha-núc.

Câu hỏi 8 :

Lãnh tụ của Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong những năm 1919 – 1939 là

A. M. Gan-đi.

B. A. Xu-các-nô.

C. Hô-xê Ri-dan.

D. Bô-ni-pha-xi-ô.

Câu hỏi 9 :

Điểm tương đồng trong phong trào đấu tranh cách mạng của các nước Đông Nam Á từ năm 1940 đến tháng 8/1945 là gì?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.

B. Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

D. Các phong trào đấu tranh diễn ra dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”.

Câu hỏi 10 :

Từ năm 1940 đến tháng 8/1945, các nước Đông Nam Á đặt dưới ách thống trị của

A. phát xít Nhật.

B. đế quốc Mĩ.

C. phát xít Đức.

D. thực dân Anh.

Câu hỏi 12 :

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nét mới là

A. phong trào đấu tranh diễn ra dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”.

B. con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

D. các phong trào đấu tranh đều thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân.

Câu hỏi 13 :

Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là

A. Đảng Quốc Đại.   

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.      

C. Đảng Đại hội dân tộc.         

D. Đảng dân chủ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK