Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 (có đáp án): Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội !!

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 (có đáp án): Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội !!

Câu hỏi 1 :

Khó khăn mà nước Nga Xô viết gặp phải khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước không phải là

A. tình hình chính trị không ổn định

B. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng

C. nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết (năm 1921)

D. các thế lực phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi

Câu hỏi 2 :

Tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện

A. chính sách bình quân ruộng đất

B. chính sách Cộng sản thời chiến

C. Chính sách kinh tế mới

D. tập thể hóa nông nghiệp

Câu hỏi 3 :

Người đề xướng Chính sách kinh tế mới (tháng 3 - 1921) ở nước Nga Xô viết là

A. M. Gioócbachốp

B. V.I. Lê-nin

C. V. Putin

D. I. Xtalin

Câu hỏi 4 :

NEP là tên viết tắt của

A. chính sách Cộng sản thời chiến

B. Chính sách kinh tế mới

C. công cuộc tập thể hóa nông nghiệp

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu hỏi 5 :

Năm 1921, Đảng Bônsêvích đã có biện pháp gì để giải quyết khó khăn mà nước Nga Xô viết đang gặp phải?

A. Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc phương Tây

B. Thực hiện Chính sách kinh tế mới do V.I. Lê-nin đề xướng

C. Kêu gọi nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển lực lượng quân sự

D. Tiến hành nhân nhượng có nguyên tắc với các lực lượng phản cách mạng

Câu hỏi 6 :

Trong Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.L Lê-nin khởi xướng, lĩnh vực chưa được chú trọng thực hiện cải cách là

A. nông nghiệp

B. công nghiệp

C. thương nghiệp

D. khoa học - kĩ thuật

Câu hỏi 7 :

Chính sách kinh tế mới (NEP) quy định thuế lương thực nộp bằng

A. tiền

B. lúa gạo

C. gạo

D. hiện vật

Câu hỏi 8 :

Để khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc nội chiến, tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định

A. thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến

B. thực hiện Chính sách kinh tế mới

C. thông qua sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất

D. ngả về phương Tây để nhận được sự viện trợ về kinh tế

Câu hỏi 9 :

Thuế lương thực trong Chính sách kinh tế mới do V.I. Lê-nin đề xướng được quy định sẽ thu

A. sau khi thu hoạch

B. trong khi thu hoạch

C. trước khi thu hoạch

D. trước mùa gieo hạt

Câu hỏi 10 :

Theo Chính sách kinh tế mới, sau khi nông dân nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, số lương thực dư thừa được giải quyết như thế nào?

A. Nhà nước thu mua

B. Nhà nước trưng thu

C. Nông dân dự trữ rồi bán ra thị trường

D. Nông dân toàn quyền sử dụng

Câu hỏi 11 :

Theo Chính sách kinh tế mới, trong nông nghiệp, Nhà nước chủ trương

A. thay thế việc thu thuế lương thực nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền

B. nông dân phải bán một phần lương thực dư thừa của mình cho Nhà nước

C. thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực

D. đẩy mạnh thâm canh sản xuất, sử dụng đại trà các giống mới cho năng suất cao

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh chính sách trên lĩnh vực công nghiệp của Chính sách kinh tế mới?

A. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga

B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng

C. Cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước

D. Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ kĩ thuật cao

Câu hỏi 13 :

Trong Chính sách kinh tế mới, chủ trương được đưa ra để nâng cao năng suất lao động ở nước Nga Xô viết không phải là

A. Nhà nuớc chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp

B. phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương

C. tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ kĩ thuật cao

D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng,...

Câu hỏi 14 :

Trong Chính sách kinh tế mới, phần lớn các xí nghiệp đã có sự thay đổi ra sao?

A. Chuyển từ các công ti độc quyền của Nhà nước thành các công ti cổ phần

B. Được Nhà nước bao cấp, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất

C. Đã tiến hành liên doanh, liên kết với các công ti tư bản nước ngoài

D. Chuyển sang chế độ tự hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương

Câu hỏi 15 :

Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, Chính sách kinh tế mới không đề cập đến vấn đề nào sau đây?

A. Nhà nước mở lại các chợ

B. Cho phép tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi

C. Nhà nước phát hành đồng Phrăng mới thay thế các loại tiền cũ

D. Khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn

Câu hỏi 17 :

Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết có thay đổi gì?

A. Không có sự thay đổi đáng kể

B. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế âm

C. Đã có những chuyển biến rõ rệt

D. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng

Câu hỏi 18 :

Ý nghĩa lớn nhất của việc thực hiện Chính sách kinh tế mới là

A. thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đưa nước Nga vươn lên vị trí đứng đầu trên thế giới

B. tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần chiến thắng các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

C. tạo dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại cho các ngành kinh tế; thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

D. giúp nhân dân Xô viết vượt qua những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

Câu hỏi 19 :

Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết thực chất là

A. chính sách nắm độc quyền về mọi mặt, trực tiếp quản lí, chỉ đạo tất cả các ngành kinh tế của Nhà nước

B. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của Nhà nước

C. sự quy hoạch, bố trí hợp lí các khu công nghiệp tập trung; kịp thời chuyển đổi các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung sản xuất lớn

D. chính sách đầu tư phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghệ, tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ kĩ thuật cao

Câu hỏi 20 :

Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập từ thành công của Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là

A. tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng

B. chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn

C. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt của nền kinh tế đất nước

D. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Câu hỏi 21 :

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết phải

A. duy trì sự phát triển độc lập để phát huy sức mạnh riêng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

B. có đường lối, chính sách phát triển riêng dựa trên thế mạnh vốn có của mình

C. liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt

D. đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước tư bản bên ngoài

Câu hỏi 22 :

Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập dựa trên yêu cầu nào?

A. Yêu cầu cần sự giúp đỡ từ bên ngoài của các nước xã hội chủ nghĩa

B. Nhu cầu hợp tác về kinh tế giữa các dân tộc trên lãnh thổ Nga

C. Những nét tương đồng về mặt tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế

D. Yêu cầu liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt

Câu hỏi 23 :

Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 10 - 1917

B. Tháng 11 - 1919

C. Tháng 3 - 1921

D. Tháng 12 - 1922

Câu hỏi 24 :

Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm

A. Nga, U-dơ-bê-ki-xtan, Môn-đô-va và Ngoại Cáp-ca-đơ

B. Nga, Gu-di-a, Tuốc-mê-ni-a và Ngoại Cáp-ca-dơ

C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ

D. Nga, Tát-gi-ki-xtan, E-xtô-ni-a và Ngoại Cáp-ca-dơ

Câu hỏi 25 :

Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của V.I. Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô không phải là

A. sự bình đẳng về mọi mặt

B. quyền tự quyết của các dân tộc

C. xây dựng một liên minh mạnh, mở rộng quan hệ với bên ngoài

D. sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Câu hỏi 26 :

Ngày 21 - 1 - 1924 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Liên Xô?

A. Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ

B. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

C. Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới

D. V.I. Lê-nin, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết, qua đời

Câu hỏi 28 :

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là gì?

A. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

C. Mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới

D. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ: du lịch, viễn thông, tư vần đầu tư

Câu hỏi 29 :

Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển

A. công nghiệp hàng không - vũ trụ

B. công nghiệp nặng

C. công nghiệp chế biến nông sản

D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu hỏi 30 :

Ngành công nghiệp nào sau đây chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển trong thời kì đầu thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?

A. Công nghiệp quốc phòng

B. Công nghiệp hàng không - vũ trụ

C. Công nghiệp năng lượng, khai khoáng

D. Công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ

Câu hỏi 31 :

Liên Xô thực hiện những kế hoạch 5 năm trong giai đoạn 1928 - 1941 là do

A. đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa

B. ý muốn của những người lãnh đạo đất nước

C. yêu cầu của việc cải thiện đời sống cho các tầng lớp nhân dân

D. muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới

Câu hỏi 32 :

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất ở Liên Xô được tiến hành trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1926 đến năm 1930

B. Từ năm 1927 đến năm 1931

C. Từ năm 1928 đến năm 1932

D. Từ năm 1933 đến năm 1937

Câu hỏi 33 :

Thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội qua hai kế hoạch 5 năm (1928 - 1932 và 1933 - 1937) là gì?

A. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa

B. Thu nhập giữa người giàu và người nghèo chênh lệch không đáng kể

C. Không còn tình trạng người không biết đọc, biết viết từ 15 tuổi trở lên

D. Tất cả diện tích đất canh tác đều được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa

Câu hỏi 35 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đặc điểm nổi bật của kinh tế nông nghiệp Liên Xô trong những năm 1925 - 1941?

A. Có quy mô sản xuất lớn

B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật được cơ giới hóa

C. Sản xuất lương thực tập trung chủ yếu ở vùng Xibia giàu có

D. 90% diện tích đất canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa

Câu hỏi 36 :

Thành tựu quan trọng nhất qua hai kế hoạch 5 năm (1928 - 1932 và 1933 - 1937) để nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô là gì?

A. 93% số nông hộ đã được tập thể hóa

B. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn

C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật được cơ giới hóa

D. 90% diện tích đất canh tác được đưa vào nền nông nghiệp tập thể

Câu hỏi 37 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu về văn hóa - giáo dục mà Liên Xô đạt được trong những năm 1925 - 1941?

A. Đã thanh toán nạn mù chữ

B. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất

C. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước

D. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước

Câu hỏi 39 :

Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi

A. cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ

B. cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức

C. cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp

D. cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Nhật

Câu hỏi 40 :

Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925 - 1941 là không thực hiện tốt nguyên tắc nào?

A. Bình đẳng trong phân phối sản phẩm

B. Dân chủ trong đời sống nhân dân

C. Tập trung trong quá trình công nghiệp hóa

D. Tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp

Câu hỏi 41 :

Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với

A. một số nước ở châu Phi và châu Âu

B. một số nước ở châu Mĩ và châu Âu

C. một số nước ở châu Á và châu Đại Dương

D. một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu

Câu hỏi 42 :

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách ngoại giao của Liên Xô trong những năm 1925 - 1941?

A. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc

B. Mở rộng thị trường buôn bán theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa

C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế của các nước đế quốc

D. Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu

Câu hỏi 43 :

Trong vòng 4 năm (1922 - 1925), các cường quốc tư bản nào lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô?

A. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan, Lúc-xem-bua

B. Anh, Pháp, Đức, Hi Lạp, Nhật Bản

C. I-ta-li-a, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Đức

D. Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật Bản

Câu hỏi 44 :

Đầu năm 1925, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với

A. trên 20 quốc gia

B. trên 30 quốc gia

C. trên 40 quốc gia

D. trên 50 quốc gia

Câu hỏi 46 :

Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô có tiềm lực rất lớn về mặt kinh tế và quốc phòng

B. Các nước bắt buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

C. Khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế

D. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối nhiều nước trên thế giới

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK