Ví dụ : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài \(\frac{4}{5}m\) và chiều rộng \(\frac{2}{3}m\).
a) Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải thực hiện phép nhân : \(\frac{4}{5} \times \frac{2}{3}\).
b) Ta tính diện tích này dựa vào hình vẽ sau :
Nhìn trên hình vẽ ta thấy :
c) Ta thực hiện phép nhân như sau :
\(\frac{4}{5} \times \frac{2}{3} = \frac{{4 \times 2}}{{5 \times 3}} = \frac{8}{{15}}\)
Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Bài 1: Tính
a) \(\frac{4}{5} \times \frac{6}{7}\) b) \(\frac{2}{9} \times \frac{1}{2}\)
c) \(\frac{1}{2} \times \frac{8}{3}\) d) \(\frac{1}{8} \times \frac{1}{7}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{4}{5} \times \frac{6}{7} = \frac{{4 \times 6}}{{5 \times 7}} = \frac{{24}}{{35}}\)
b) \(\frac{2}{9} \times \frac{1}{2} = \frac{{2 \times 1}}{{9 \times 2}} = \frac{2}{{18}} = \frac{1}{9}\)
c) \(\frac{1}{2} \times \frac{8}{3} = \frac{{1 \times 8}}{{2 \times 3}} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}\)
d) \(\frac{1}{8} \times \frac{1}{7} = \frac{{1 \times 1}}{{8 \times 7}} = \frac{1}{{56}}\)
Bài 2: Rút gọn rồi tính
a) \(\frac{2}{6} \times \frac{7}{5}\) b) \(\frac{{11}}{9} \times \frac{5}{{10}}\) c) \(\frac{3}{9} \times \frac{6}{8}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{2}{6} \times \frac{7}{5} = \frac{1}{3} \times \frac{7}{5} = \frac{{1 \times 7}}{{3 \times 5}} = \frac{7}{{15}}\)
b) \(\frac{{11}}{9} \times \frac{5}{{10}} = \frac{{11}}{9} \times \frac{1}{2} = \frac{{11 \times 1}}{{9 \times 2}} = \frac{{11}}{{18}}\)
c) \(\frac{3}{9} \times \frac{6}{8} = \frac{1}{3} \times \frac{3}{4} = \frac{{1 \times 3}}{{3 \times 4}} = \frac{3}{{12}} = \frac{1}{4}\)
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài là \(\frac{6}{7}m\) và chiều rộng \(\frac{3}{5}m\). Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Hướng dẫn giải:
Bài giải
Diện tích của hình chữ nhật là :
\(\frac{6}{7} \times \frac{3}{5} = \frac{{18}}{{35}}\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(\frac{{18}}{{35}}\)m2.
Bài 1: Tính theo mẫu
Mẫu : \(\frac{2}{9} \times 5 = \frac{2}{9} \times \frac{5}{1} = \frac{{2 \times 5}}{{9 \times 1}} = \frac{{10}}{9}\)
Ta có thể viết gọn như sau : \(\frac{2}{9} \times 5 = \frac{2}{9} \times \frac{5}{1} = \frac{{2 \times 5}}{{9 \times 1}} = \frac{{10}}{9}\).
a) \(\frac{9}{{11}} \times 8\) b) \(\frac{5}{6} \times 7\)
c) \(\frac{4}{5} \times 1\) d) \(\frac{5}{8} \times 0\)
Hướng dẫn giải:
Cách giải:
a) \(\frac{9}{{11}} \times 8 = \frac{{9 \times 8}}{{11}} = \frac{{72}}{{11}}\)
b) \(\frac{5}{6} \times 7 = \frac{{5 \times 7}}{6} = \frac{{35}}{6}\)
c) \(\frac{4}{5} \times 1 = \frac{{4 \times 1}}{5} = \frac{4}{5}\)
d) \(\frac{5}{8} \times 0 = \frac{{5 \times 0}}{8} = \frac{0}{8} = 0\)
Bài 2: Tính (theo mẫu)
Mẫu : \(2 \times \frac{3}{7} = \frac{2}{1} \times \frac{3}{7} = \frac{{2 \times 3}}{{1 \times 7}} = \frac{6}{7}\).
Ta có thể viết gọn như sau : \(2 \times \frac{3}{7} = \frac{{2 \times 3}}{7} = \frac{6}{7}\).
a) \(4 \times \frac{6}{7}\) b) \(3 \times \frac{4}{{11}}\)
c) \(1 \times \frac{5}{4}\) d) \(0 \times \frac{2}{5}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(4 \times \frac{6}{7} = \frac{{4 \times 6}}{7} = \frac{{24}}{7}\)
b) \(3 \times \frac{4}{{11}} = \frac{{3 \times 4}}{{11}} = \frac{{12}}{{11}}\)
c) \(1 \times \frac{5}{4} = \frac{{1 \times 5}}{4} = \frac{5}{4}\)
d) \(0 \times \frac{2}{5} = \frac{{0 \times 2}}{5} = 0\)
Bài 3: Tính rồi so sánh kết quả : \(\frac{2}{5} \times 3\) và \(\frac{2}{5} + \frac{2}{5} + \frac{2}{5}\)
Hướng dẫn giải:
\(\frac{2}{5} \times 3 = \frac{{2 \times 3}}{5} = \frac{6}{5};\,\,\,\,\,\,\frac{2}{5} + \frac{2}{5} + \frac{2}{5} = \frac{{2 + 2 + 2}}{5} = \frac{6}{5}\)
Mà \(\frac{6}{5} = \frac{6}{5}\)
Vậy : \(\frac{2}{5} \times 3 = \frac{2}{5} + \frac{2}{5} + \frac{2}{5}\).
Bài 4: Tính rồi rút gọn
a) \(\frac{5}{3} \times \frac{4}{5}\) b) \(\frac{2}{3} \times \frac{3}{7}\) c) \(\frac{7}{{13}} \times \frac{{13}}{7}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{5}{3} \times \frac{4}{5} = \frac{{5 \times 4}}{{3 \times 5}} = \frac{{20}}{{15}} = \frac{{20:5}}{{15:5}} = \frac{4}{3}\)
b) \(\frac{2}{3} \times \frac{3}{7} = \frac{{2 \times 3}}{{3 \times 7}} = \frac{6}{{21}} = \frac{{6:3}}{{21:3}} = \frac{2}{7}\)
c) \(\frac{7}{{13}} \times \frac{{13}}{7} = \frac{{7 \times 13}}{{13 \times 7}} = \frac{{91}}{{91}} = 1\)
Bài 5: Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh \(\frac{5}{7}m\).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các công thức :
Bài giải
Chu vi của hình vuông là :
\(\frac{5}{7} \times 4 = \frac{{5 \times 4}}{7} = \frac{{20}}{7}\left( m \right)\)
Diện tích của hình vuông là :
\(\frac{5}{7} \times \frac{5}{7} = \frac{{5 \times 5}}{{7 \times 7}} = \frac{{25}}{{49}}\left( {{m^2}} \right)\)
Đáp số : Chu vi: \(\frac{{20}}{7}m\);
Diện tích: \(\frac{{25}}{{49}}m^2\)
Bài 1: a) Viết tiếp vào chỗ chấm :
Vậy : \(\frac{2}{3} \times \frac{4}{5} = \,...\frac{4}{5} \times \frac{2}{3}\).
Tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
\(\frac{1}{3} \times \left( {\frac{2}{5} \times \frac{3}{4}} \right) = \,...\)
Vậy : \(\left( {\frac{1}{3} \times \frac{2}{5}} \right) \times \frac{3}{4}...\frac{1}{3} \times \left( {\frac{2}{5} \times \frac{3}{4}} \right)\)
Tính chất kết hợp : Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
\(\frac{1}{5} \times \frac{3}{4} + \frac{2}{5} \times \frac{3}{4} = ...\)
Vậy : \(\left( {\frac{1}{5} + \frac{2}{5}} \right) \times \frac{3}{4} = ...\frac{1}{5} \times \frac{3}{4} + \frac{2}{5} \times \frac{3}{4}\)
Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại.
b) Tính bằng hai cách :
\(\frac{3}{{22}} \times \frac{3}{{11}} \times 22\) ; \(\left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right) \times \frac{2}{5}\) ;
\(\frac{{17}}{{21}} \times \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right)\).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các tinh chất giao hoán, kết hợp, nhân một tổng với một số để tính giá trị các biểu thức đã cho.
a)
Vậy : \(\frac{2}{3} \times \frac{4}{5} = \frac{4}{5} \times \frac{2}{3}\)
\(\frac{1}{3} \times \left( {\frac{2}{5} \times \frac{3}{4}} \right) = \frac{1}{3} \times \frac{6}{{20}} = \frac{{1 \times 6}}{{3 \times 20}} = \frac{6}{{60}} = \frac{1}{{10}}\)
Vậy : \(\left( {\frac{1}{3} \times \frac{2}{5}} \right) \times \frac{3}{4} = \frac{1}{3} \times \left( {\frac{2}{5} \times \frac{3}{4}} \right)\)
\(\frac{1}{5} \times \frac{3}{4} + \frac{2}{5} \times \frac{3}{4} = \frac{{1 \times 3}}{{5 \times 4}} + \frac{{2 \times 3}}{{5 \times 4}} = \frac{3}{{20}} + \frac{6}{{20}} = \frac{{3 + 6}}{{20}} = \frac{9}{{20}}\)
Vậy : \(\left( {\frac{1}{5} + \frac{2}{5}} \right) \times \frac{3}{4} = \frac{1}{5} \times \frac{3}{4} + \frac{2}{5} \times \frac{3}{4}\)
b) 1) \(\frac{3}{{22}} \times \frac{3}{{11}} \times 22\)
Cách 1 : \(\frac{3}{{22}} \times \frac{3}{{11}} \times 22 = \frac{{3 \times 3}}{{22 \times 11}} \times 22 = \frac{9}{{22 \times 11}} \times 22 = \frac{{9 \times 22}}{{22 \times 11}} = \frac{9}{{11}}\)
Cách 2 : \(\frac{3}{{22}} \times \frac{3}{{11}} \times 22 = \frac{3}{{22}} \times 22 \times \frac{3}{{11}} = \frac{{3 \times 22}}{{22}} \times \frac{3}{{11}} = 3 \times \frac{3}{{11}} = \frac{{3 \times 3}}{{11}} = \frac{9}{{11}}\)
2) \(\left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right) \times \frac{2}{5}\)
Cách 1 : \(\left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right) \times \frac{2}{5} = \left( {\frac{3}{6} + \frac{2}{6}} \right) \times \frac{2}{5} = \frac{5}{6} \times \frac{2}{5} = \frac{{5 \times 2}}{{6 \times 5}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)
Cách 2 :
\(\begin{array}{l}
\left( {\frac{1}{2} + \frac{1}{3}} \right) \times \frac{2}{5} = \frac{1}{2} \times \frac{2}{5} + \frac{1}{3} \times \frac{2}{5} = \frac{{1 \times 2}}{{3 \times 5}} + \frac{{1 \times 2}}{{3 \times 5}} = \frac{1}{5} + \frac{2}{{15}}\\
= \frac{3}{{15}} + \frac{2}{{15}} = \frac{{3 + 2}}{{15}} = \frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}
\end{array}\)
3) \(\frac{{17}}{{21}} \times \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right)\)
Cách 1 :
\(\begin{array}{l}
\frac{3}{{15}} \times \frac{{17}}{{21}} + \frac{{17}}{{21}} \times \frac{2}{5} = \frac{{3 \times 17}}{{5 \times 21}} + \frac{{17 \times 2}}{{21 \times 5}} = \frac{{51}}{{105}} + \frac{{34}}{{105}} = \frac{{51 + 34}}{{105}}\\
= \frac{{85}}{{105}} = \frac{{85:5}}{{105:5}} = \frac{{17}}{{21}}
\end{array}\)
Cách 2 : \(\frac{{17}}{{21}} \times \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) = \frac{{17}}{{21}} \times \frac{5}{5} = \frac{{17}}{{21}} \times 1 = \frac{{17}}{{21}}\)
Bài 2: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài \(\frac{4}{5}\)m và chiều rộng \(\frac{2}{3}\)m.
Hướng dẫn giải:
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là :
\(\left( {\frac{4}{5} + \frac{2}{3}} \right) \times 2 = \frac{{44}}{{15}}\left( m \right)\)
Đáp số: \(\frac{{44}}{{15}}\)m.
Bài 3: May một chiếc túi hết \(\frac{2}{3}\)m vải. Hỏi may 3 chiếc túi như thế hết mấy mét vải?
Hướng dẫn giải:
Bài giải
Số vải để may 3 cái túi là :
\(\frac{2}{3} \times 3 = 2\) (m)
Đáp số: 2m.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK