Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ  trong  thực tế là trách nhiệm của chủ th

Câu hỏi :

Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ  trong  thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

A. Tổ chức

B. Nhà nước

C. Công dân

D. Xã hội

* Đáp án

B

* Hướng dẫn giải

Đáp án B

Trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân bao gồm trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công dân.

Nhà nước ban hành luật và các quy định để công dân có căn cứ pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình còn công dân có trách nhiệm thực thi những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân, chỉ có như vậy mới bảo đảm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trong Hiến pháp năm 2013, việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận bằng nguyên tắc chung như sau:

- Về trách nhiệm của Nhà nước, tại Điều 14 và Điều 16 khẳng định:

+ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Về trách nhiệm của công dân, tại Điều 15 quy định:

+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Đồng thời với quy định có tính nguyên tắc chung, việc bảo đảm các quyền này còn được ghi nhận cụ thể hơn tại các điều, khoản liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Chương II Hiến pháp năm 2013. Ví dụ:

- Để bảo hộ công dân ở nước ngoài, Hiến pháp quy định:

Công dân Việt Nam ở ngước ngoài được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ (khoản 3 Điều 17); Nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước (khoản 2 Điều 18)...

- Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Hiến pháp quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định (khoản 2, khoản 3 Điều 22).

- Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hiến pháp quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (khoản 2, khoản 3 Điều 24).

Những quy định trong Hiến pháp nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân là những quy định cơ bản, những quy định gốc để căn cứ vào đó cụ thể hóa ở những văn bản pháp luật có liên quan.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD - Sở GD&ĐT Thái Bình

Số câu hỏi: 39

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK