Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD số 3

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD số 3

Câu hỏi 1 :

Việc cộng điểm thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng theo khu vực thể hiện điều gì?

A. Sự thiên vị dành cho các vùng miền khác nhau.

B. Sự bình đẳng.

C. Sự tôn trọng khi chênh lệch vùng miền.

D. Sự thoải mái trong tâm lý của người dân ở các vùng miền khác nhau.

Câu hỏi 2 :

Tại sao mọi công dân cần phải được bình đẳng trước pháp luật?

A. Vì Bác Hồ nói như vậy.

B. Vì mọi công dân đều như nhau.

C. Vì Nhà nước yêu cầu như vậy.

D. Vì chỉ có bình đẳng trước pháp luật thì xã hội mới phát triển theo hướng tiến bộ và văn minh hơn.

Câu hỏi 4 :

Học tập là một trong những?

A. Nghĩa vụ của công dân.

B. Quyền của công dân.

C. Trách nhiệm của công dân.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu hỏi 5 :

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là ?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu hỏi 6 :

Công dân bình đẳng trước pháp luật là

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 7 :

Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước

B. Nhà nước và xã hội

C. Nhà nước và pháp luật

D. Nhà nước và công dân

Câu hỏi 8 :

Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước:

A. ngăn chặn, xử lí

B. xử lí nghiêm minh

C. xử lí thật nặng

D. xử lí nghiêm khắc

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu hỏi 10 :

Điều nào sau đây không phải là mục dích của hôn nhân

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:

A. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

B. không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.

C. yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu hỏi 12 :

Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mội quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu hỏi 13 :

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu hỏi 15 :

Chủ thể của hợp đồng lao động là:

A. người lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người sử dụng lao động.

D. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

Câu hỏi 16 :

Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ

A. kết hôn.

B. nghỉ việc không lí do.

C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

D. có thai.

Câu hỏi 17 :

Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là

A. tiêu thụ sản phẩm.

B. tạo ra lợi nhuận.

C. nâng cao chất lượng sản phẩm.

D. giảm giá thành sản phẩm.

Câu hỏi 18 :

Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển

A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

B. khuyến khích người dân tiêu dùng

C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng

D. xúc tiến các hoạt động thương mại

Câu hỏi 19 :

Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?

A. Luật Lao động

B. Luật Thuế thu nhập cá nhân

C. Luật Dân sự

D. Luật Sở hữu trí tuệ

Câu hỏi 20 :

Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí là:

A. Thành hôn

B. Gia đình

C. Lễ cưới

D. Kết hôn

Câu hỏi 21 :

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động ít nhất phải đủ:

A. 18 tuổi

B. 15 tuổi

C. 14 tuổi

D. 16 tuổi

Câu hỏi 22 :

Loại hợp đồng nào phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày của công dân?

A. Hợp đồng mua bán

B. Hợp đồng lao động

C. Hợp đồng dân sự

D. Hợp đồng vay mượn

Câu hỏi 23 :

Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định tại đâu?

A. Hiến pháp

B. Luật dân sự

C. Các văn bản quy phạm pháp luật khác

D. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác

Câu hỏi 24 :

Theo em, kết hôn giả tạo là gì?

A. Vợ chồng kết hôn với nhau nhưng không có tình yêu.

B. Kết hôn với nhau thông qua hợp đồng hôn nhân.

C. Lợi dụng kết hôn mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

D. Sống thử với nhau.

Câu hỏi 25 :

Theo em, ly hôn giả tạo là gì?

A. Ly hôn nhằm mục đích trốn tránh một số những trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện.

B. Ly hôn sau khi hết hợp đồng hôn nhân.

C. Sống thử với nhau khi chưa đăng ký kết hôn và bỏ nhau cũng không có một chút trách nhiệm gì với nhau.

D. Ly hôn sau đó lại kết hôn lại lần hai.

Câu hỏi 26 :

“Cấp dưỡng' có nghĩa là gì?

A. Số tiền hàng tháng mà con cái có nghĩa vụ phải chu cấp cho bố mẹ già sinh sống.

B. Công sức bố mẹ nuôi dưỡng con cái.

C. Số tiền mà bố mẹ nuôi con ăn học tính đến năm con 18 tuổi.

D. Số tiền mà bố hoặc mẹ phải chu cấp để nuôi con khi ly hôn xảy ra.

Câu hỏi 27 :

Chồng không có quyền ly hôn trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi người vợ không đồng ý ly hôn và chưa ký tên vào đơn ly hôn.

B. Khi người vợ đang mang thai và sinh con dưới 12 tháng tuổi.

C. Khi người vợ đang mang thai.

D. Khi người vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu hỏi 28 :

Theo quy định của pháp luật cha dượng có trách nhiệm như thế nào đối với con riêng của vợ?

A. Trách nhiệm ít hơn so với cha đẻ của đứa trẻ.

B. Trách nhiệm như cha đẻ của đứa trẻ.

C. Trách nhiệm ít hơn so với những đứa con đẻ của người cha đó.

D. Trách nhiệm nhiều hơn cha đẻ của đứa trẻ.

Câu hỏi 29 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong lao động?

A. Cả vợ và chông đều có trách nhiệm lao động để nuôi dạy con cái.

B. Lao động nữ có quyền được hưởng chế độ thai sản.

C. Anh chị em trong gia đình có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

D. Khi sử dụng lao động các doanh nghiệp cần đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

Câu hỏi 30 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình.

B. Cha mẹ không được ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

C. Con cái có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

D. Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu hỏi 31 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ hay chồng vi phạm pháp luật thì đểu bị xử lý như nhau trước pháp luật.

B. Ông bà có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cháu.

C. Nhà nước xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả vợ và chồng đểu bình đẳng trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân.

Câu hỏi 32 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng trong lao động?

A. Công ty X tăng ca cho người lao động trong công ty.

B. Công ty Y sa thải nhân viên vì đã nghỉ việc quá nhiều.

C. Công ty Z yêu cầu lao động nữ làm việc nặng nhọc.

D. Công ty M chỉ tuyển nhân viên nam không tuyển nhân viên nữ.

Câu hỏi 33 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bỉnh đẳng trong kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc đảm bảo môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng.

C. Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên.

D. Các doanh nghiệp tuyên dương và khen thưởng nhân viên xuất sắc.

Câu hỏi 34 :

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

A. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.

B. Nam, nữ có quyền nuôi dưỡng bố mẹ.

C. Nam, nữ có quyền thành lập công ty.

D. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK