Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau (Hình 16.2). Tia sáng SI chiếu chếch 450 vào gương phẳng G1.
a) Vẽ Hình 16.2 vào vở và vẽ đường truyền của tia sáng lần lượt phản xạ qua G1, G2.
b) Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng tới SI và tia sáng phản xạ cuối cùng (tia ló).
Trả lời
a) Cách vẽ:
- Dựng pháp tuyến IN của gương phẳng G1.
- Dựng tia phản xạ IJ sao cho: \(\widehat {SIN} = \widehat {NIJ}\), J là điểm tới của gương G2 và IJ là tia sáng tới của gương G2.
- Dựng pháp tuyến JN của gương phẳng G2.
- Dựng tia phản xạ JR sao cho: \(\widehat {IJN} = \widehat {NJR}\).
Từ đó, ta được đường truyền của tia sáng lần lượt phản xạ qua G1, G2 như hình vẽ dưới.
b)
Theo đề bài ra, ta có: \(\widehat {SIN} = {45^0}\) mà \(\widehat {SIN} = \widehat {NIJ}\) \( \Rightarrow \widehat {NIJ} = {45^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {SIJ} = \widehat {SIN} + \widehat {NIJ} = {90^0} \Rightarrow IS \bot IJ\)(1)
Xét tứ giác INJO có \({G_1} \bot {G_2},\,IN \bot {G_1},NJ \bot {G_2}\)
\( \Rightarrow \) Tứ giác INJO là hình chữ nhật
\( \Rightarrow \) Tam giác INJ vuông tại N, có \(\widehat {NIJ} = {45^0}\)
\( \Rightarrow \)Tam giác INJ là tam giác vuông cân
\( \Rightarrow \) \(\widehat {NJI} = {45^0} = \widehat {NJR}\)
\( \Rightarrow \widehat {IJR} = \widehat {IJN} + \widehat {NJR} = {90^0} \Rightarrow JR \bot IJ\) (2)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \) Tia sáng tới SI và tia sáng phản xạ cuối cùng (tia ló) song song và ngược chiều nhau.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK