Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi minh họa THPT QG năm 2020 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Đề thi minh họa THPT QG năm 2020 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Câu hỏi 1 :

Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Ag.    

B. Mg.  

C. Fe.     

D. Al.

Câu hỏi 2 :

Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?  

A. Ag.

B. Na.     

C. Mg.          

D. Al.

Câu hỏi 4 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được

A. 1 mol etylen glicol. 

B. 3 mol glixerol.

C. 1 mol glixerol.    

D. 3 mol etylen glicol.

Câu hỏi 5 :

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?

A. HNO3 đặc, nóng.    

B. HCl.     

C. CuSO4.       

D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu hỏi 6 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?   

A. Anilin.  

B. Glyxin.   

C. Valin.      

D. Metylamin.

Câu hỏi 7 :

Công thức của nhôm clorua là

A. AlCl3.

B. Al2(SO4)3.

C. Al(NO3)3.

D. AlBr3.

Câu hỏi 8 :

Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. FeCl2.

B. Fe(NO3)3.

C. Fe2(SO4)3.

D. Fe2O3.

Câu hỏi 9 :

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Propen.      

B. Stiren.         

C. Isopren.    

D. Toluen.

Câu hỏi 11 :

Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu hỏi 12 :

Hiđroxit nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường?

A. Al(OH)3.

B. Mg(OH)2.

C. Ba(OH)2.

D. Cu(OH)2.

Câu hỏi 13 :

Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. Ca2+, Mg2+

B. Na+, K+.

C. Na+, H+.

D. H+, K+.

Câu hỏi 14 :

Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe(OH)3

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)2.

D. FeO.

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Anilin là chất khí tan nhiều trong nước.

B. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biure.

C. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxi.

D. Dung dịch glyxin làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

Câu hỏi 19 :

Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là

A. 17,92.    

B. 8,96.    

C. 22,40.         

D. 11,20.

Câu hỏi 21 :

Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH-→ H2O

A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.    

B. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O.

C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.  

D. Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O.

Câu hỏi 22 :

Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là

A. tinh bột và glucozơ.   

B. tinh bột và saccarozơ.

C. xenlulozơ và saccarozơ. 

D. saccarozơ và glucozơ.

Câu hỏi 23 :

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhúng dây thép vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

B. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.

C. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.            

D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hỏa.

Câu hỏi 24 :

Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được ancol etylic. Tên gọi của X là

A. etyl propionat. 

B. metyl axetat.     

C. metyl propionat.      

D. etyl axetat.

Câu hỏi 32 :

Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được ancol Y (no, hai chức) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (MZ<MT). Chất Y không hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Axit Z có phản ứng tráng bạc.

B. Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức.

C. Axit T có đồng phân hình học.

D. Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

Câu hỏi 37 :

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.

A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.

B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.      

C. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra nữa. 

D. Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK