Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa lần 1 Trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa lần 1 Trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa

Câu hỏi 2 :

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch:

A. HCl.       

B. HNO3.  

C. Na2SO4.    

D. NaOH.       

Câu hỏi 10 :

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn:

A. Sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá.   

B. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.          

C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.   

D. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

Câu hỏi 11 :

Polime nào dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm:

A. ( CH2-CH=CH-CH)n      

B. ( CH2-CH2-O )n

C. (CH2-CH)n      

D. (HN-CH2-CO)n    

Câu hỏi 14 :

Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, ZnCl2 và AlCl3.

A. Dung dịch Na2SO4   

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch NaOH    

D. Dung dịch H2SO4 loãng

Câu hỏi 15 :

Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm cacboxyl, mạch hở là:

A. CnH2n+2O2N2      

B. CnH2n+1O2N2  

C. Cn+1H2n+1O2N2      

D. CnH2n+3O2N2

Câu hỏi 16 :

Cacbon monoxit (CO) có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây:

A. Khí mỏ dầu    

B. Khí thiên nhiên  

C. Không khí    

D. Khí lò cao

Câu hỏi 18 :

Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là:

A. Fe + dung dịch FeCl3.

B. Fe + dung dịch HCl.

C. Cu + dung dịch FeCl3.        

D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu hỏi 19 :

Chất không có phản ứng thủy phân là :

A. Etyl axetat.    

B. Gly-Ala.    

C. saccarozơ     

D. Fructozo.

Câu hỏi 20 :

Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1,2 gam và 6,6 gam     

B. 5,4 gam và 2,4 gam    

C. 1,7 gam và 3,1 gam          

D. 2,7 gam và 5,1 gam

Câu hỏi 21 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn một phần chất rắn chưa tan. Vậy các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:

A. FeCl3, FeCl2, CuCl2    

B. FeCl2, CuCl2, HCl    

C. FeCl3, CuCl2, HCl    

D. FeCl3, FeCl2, HCl

Câu hỏi 22 :

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:X + Y   →  không xảy ra phản ứng                           

A. Fe(NO3)3 và NaHSO4.  

B. NaNO3 và NaHCO3.

C. NaNO3 và NaHSO4.   

D. Mg(NO3)2 và KNO3.

Câu hỏi 24 :

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:X, Y, Z, T lần lượt là:    

A. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, trimetylamin.   

B. Etylamin, saccarozơ, glucozơ, anilin.

C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.     

D. Etylamin, glucozơ, mantozơ, trimetylamin.

Câu hỏi 25 :

Thuốc thử duy nhất đề phân biệt 4 dung dịch BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl bị mất nhãn là

A. BaCl2    

B. Quỳ tím     

C. HCl   

D. Ba(OH)2

Câu hỏi 28 :

Mệnh đề nào sau đây không đúng: 

A. Độ âm điện của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.

B. Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2.

C. Các kim loại Na, K, Ba đều tác dụng với dung dịch HCl giải phóng H2.

D. Năng lượng ion hóa I1 của kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.

Câu hỏi 34 :

Chọn phát biểu đúng:

A. Trong 4 kim loại : Ba, Sn, Cr, Cu chỉ có 2 kim loại có thể được điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm

B. Nhúng một thanh Sn vào dung dịch NiCl2 thấy xuất hiện ăn mòn điện hóa

C. Kim loại dẫn điện tốt hơn cả là Ag, kim loại có tính dẻo nhất là Au

D. Kim loại Be có mạng tinh thể lập phương tâm diện

Câu hỏi 38 :

Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần.- Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2.

A. 1,74 gam hoặc 6,33 gam     

B. 33,6 gam hoặc 47,1 gam

C. 17,4 gam hoặc 63,3 gam       

D. 3,36 gam hoặc 4,71 gam

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK