Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Sinh học 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Tiêu hóa Sinh học 8

40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Tiêu hóa Sinh học 8

Câu hỏi 2 :

Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?  

A. Khoang miệng

B. Dạ dày

C. Ruột non 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 3 :

Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành 

A. glixêrol và vitamin

B. glixêrol và axit amin

C. nuclêôtit và axit amin 

D. glixêrol và axit béo

Câu hỏi 4 :

Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?  

A. Vitamin  

B. Ion khoáng

C. Gluxit    

D. Nước

Câu hỏi 5 :

Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá? 

A. Tuyến tuỵ

B.  Tuyến vị

C. Tuyến ruột 

D. Tuyến nước bọt

Câu hỏi 6 :

Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt? 

A. 1000 – 1500 ml

B.  800 – 1200 ml

C. 400 – 600 ml 

D. 500 – 800 ml

Câu hỏi 7 :

Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt? 

A. Họng 

B. Thực quản

C. Lưỡi      

D. Khí quản

Câu hỏi 8 :

Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu? 

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm 

D. Vòm họng

Câu hỏi 9 :

Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng?  

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Lipit

C. Vitamin 

D. Nước

Câu hỏi 10 :

Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn? 

A.  Tất cả các phương án còn lại

B. Khẩu cái mềm hạ xuống

C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá 

D. Lưỡi nâng lên

Câu hỏi 11 :

Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá 

A. prôtêin

B. gluxit

C. lipit 

D. axit nuclêic

Câu hỏi 12 :

Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì? 

A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại

B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dà

C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn 

D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl

Câu hỏi 13 :

Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu? 

A.  1 – 2 giờ

B. 3 – 6 giờ

C.  6 – 8 giờ 

D. 10 – 12 giờ

Câu hỏi 16 :

Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ?  

A. 1 loại 

B. 4 loại

C. 3 loại    

D. 2 loại

Câu hỏi 17 :

Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá? 

A.  Tá tràng

B. Manh tràng

C. Hỗng tràng 

D. Hồi tràng

Câu hỏi 19 :

Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào? 

A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 20 :

Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu 

A. đóng tâm vị

B. mở môn vị

C. đóng môn vị 

D. mở tâm vị

Câu hỏi 21 :

Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào? 

A. Dạ dày  

B. Ruột non

C. Ruột già 

D. Thực quản

Câu hỏi 22 :

Đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng? 

A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột

B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên

C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét) 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 24 :

Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim? 

A. Vitamin K

B. Vitamin E

C. Vitamin C 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 25 :

Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây? 

A.  Hấp thụ lại nước

B. Tiêu hoá thức ăn

C. Hấp thụ chất dinh dưỡng 

D. Nghiền nát thức ăn

Câu hỏi 26 :

Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này? 

A. Lớp dưới niêm mạc

B. Lớp niêm mạc

C. Lớp cơ 

D.  Lớp màng bọc

Câu hỏi 27 :

Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn? 

A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn

B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị

C. Tất cả các phương án còn lại 

D.  Ăn chậm, nhai kĩ

Câu hỏi 28 :

Loại vi khuẩn nào dưới đây kí sinh trên ống tiêu hoá của người? 

A. Vi khuẩn lao

B. Vi khuẩn thương hàn

C. Vi khuẩn giang mai 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu hỏi 29 :

Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn? 

A. Rượu trắng

B. Nước lọc

C. Nước khoáng  

D. Nước ép trái cây

Câu hỏi 32 :

Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá? 

A. Dạ dày 

B. Ruột non

C. Ruột già      

D. Thực quản

Câu hỏi 33 :

Trong nước bọt có chứa loại enzim nào? 

A. Lipaza

B. Mantaza

C. Amilaza 

D. Prôtêaza

Câu hỏi 34 :

Nước bọt có pH khoảng 

A. 6,5

B. 8,1

C. 7,2 

D.  6,8

Câu hỏi 35 :

Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào? 

A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng

B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc

C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo 

D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo

Câu hỏi 36 :

Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành 

A.  glucôzơ

B. axit béo

C. axit amin 

D. glixêrol

Câu hỏi 37 :

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim? 

A. Tĩnh mạch chủ dưới

B. Tĩnh mạch cảnh trong

C. Tĩnh mạch chủ trên 

D. Tĩnh mạch cảnh ngoài

Câu hỏi 38 :

Vai trò chủ yếu của ruột già là gì? 

A. Thải phân và hấp thụ đường

B. Tiêu hoá thức ăn và thải phân

C. Hấp thụ nước và thải phân 

D. Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng

Câu hỏi 39 :

Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào quá trình thải phân khi đại tiện? 

A.  Tất cả các phương án còn lại

B. Cơ chéo bụng ngoài

C. Cơ vòng hậu môn 

D. Cơ nhị đầu

Câu hỏi 40 :

Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây? 

A. Tất cả các phương án còn lại

B.  Căng thẳng thần kinh kéo dài

C.  Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng 

D. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK