Trang chủ Đề thi & kiểm tra Địa lý 200 bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiêt !!

200 bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiêt !!

Câu hỏi 1 :

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí nào?

A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Có sự di chuyển theo các tuyến.

C. Có sự phân bố theo tuyến.

D. Có sự phân bố rải rác theo không gian.

Câu hỏi 2 :

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh trục theo hướng nào?

A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh.

B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các chiều tinh.

C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh, Thiên Vương tinh.

D. Thuận chiều kim đồng hồ.

Câu hỏi 3 :

Đâu là thách thức của nước ta khi toàn cầu hóa kinh tế?

A. Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài.

B. Đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh.

C. Đa dạng hóa các sản phẩm.

D. Có điều kiện tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới.

Câu hỏi 4 :

Nước ta nằm vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kê với vành đai sinh khoáng nào?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

C. Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu hỏi 6 :

Vận động tạo núi Tân kiến tạo làm địa hình nước ta thay đổi như thế nào?

A. Có nhiều dạng đồng bằng xuất hiện.

B. Địa hình trẻ lại tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao.

C. Địa hình thoải và ít cắt xẻ hơn.

D. Địa hình chia thành nhiều khu vực khác nhau.

Câu hỏi 7 :

Dải đồi Trung du rộng nhất nước ta nằm ở đâu?

A. Khu vực tây bắc.

B. Khu vực Đông Nam Bộ.

C. Phía bắc và tây đồng bằng sông Hồng.

D. Phía đông của đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 8 :

Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam biểu hiện qua khí hậu là

A. làm tăng tính thất thường của khí hậu.  

B. tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển.

C. làm cho mùa đông lạnh và khô hơn.

D. làm cho gió đi qua biển mạnh hơn.

Câu hỏi 9 :

Một đặc điẻm cơ bản của địa hình nước Nga là

A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam.

B. cao ở phía nam, thấp về phía bắc.

C. cao ở phía đông, thấp về phía tây.

D. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.

Câu hỏi 10 :

Khu vực nào nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc?

A. Khu vực đông bắc.    

B. Khu vực Bắc Trung Bộ.

C. Khu vực Tây Nguyên.

D. Khu vực Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 11 :

Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới?

A. Thứ hai thế giới.

B. Thứ ba thế giới.

C. Thứ tư thế giới.         

D. Thứ năm thế giới.

Câu hỏi 12 :

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực gần như không chịu ảnh hưởng của bão ở nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.       

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du miền núi phía bắc.

Câu hỏi 13 :

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông?

A. Sông Mê Công.

B. Sông Hồng.      

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Thái Bình.

Câu hỏi 14 :

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 xác định khu vực nào sau đây tập trung nhiều đất feralit trên đá badan?

A. Đồng bằng sông Hồng.       

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 16 :

Khu vực có mùa khô kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là vùng

A. Tây bắc.

B. Đông bắc.

C. Đồng bằng sông Hồng.       

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 17 :

Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là

A. hàn đới và ôn đới lục địa.

B. hàn đới và ôn đới đại dương.

C. ôn đới và cận nhiệt đới.

D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Câu hỏi 18 :

Đâu không phải là hậu quả do việc gia tăng dân số quá nhanh ở nước ta gây ra?

A. Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.         

B. Tài nguyên môi trường ngày càng suy giảm.

C. Tốc địa phát triển kinh tế chậm.

D. Việc thu hút đầu tư nước ngoài nhiều.

Câu hỏi 19 :

Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa công nghiệp đến lãnh thổ ở nước ta?

A. Vị trí địa lí

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.     

D. Thị trường.

Câu hỏi 20 :

Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở?

A. Phần lãnh thổ phía Tây.

B. Vùng núi U-ran.

C. Phần lãnh thổ phía Đông.

D. Đồng bằng Tây Xi-bia.

Câu hỏi 21 :

Vùng kinh tế trọng điểm được hiểu là vùng

A. Phải có khả năng thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ then chốt.

B. Phải có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, có sức hút đối với các nhà đầu tư.

C. Phải tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trỡ cho các vùng khác.

D. Hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước.

Câu hỏi 22 :

Biện pháp tốt nhất để sử dụng có hiệu quả hơn đất nông nghiệp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ đó là

A. Trồng rừng chắn gió, chắn cát. 

B. Giải quyết nước tưới trong mùa khô.

C. Đưa vụ đông lên thành vụ chính.

D. Cải tạo đất ngập mặn.

Câu hỏi 23 :

Cho bảng số liệu:

A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng dần từ 1995-2015.

B. Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần từ 1995 - 2015.

C. Tỉ trọng ngành công nghiệp nhẹ và TTCN có xu hướng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

D. Tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm thấp nhất năm 2015.

Câu hỏi 24 :

Ngành công nghiệp nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.   

B. Công nghiệp cơ khí điện tử.

C. Công nghiệp luyện kim.

D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu hỏi 25 :

Hoạt động công nghiệp nước ta có sự phâm hóa về mặt lãnh thổ, rất hạn chế ở khu vực Trung du miền núi, chủ yếu là do

A. thiếu tài nguyên khoáng sản.

B. giao thông vận tải chưa phát triển.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.

D. không có thị trường tiêu thụ.

Câu hỏi 26 :

Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là

A. Hoa Kì.  

B. Nhật Bản.

C. Canađa. 

D. EU.

Câu hỏi 27 :

Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?

A. Chế độ nước thất thường.

B. Lũ lên xuống chậm và kéo dài.

C. Dòng sông ngắn và dốc.

D. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát.

Câu hỏi 28 :

Một số vùng ở miền núi trung du và miền núi Bắc Bộ có lượng mưa tập trung cao, chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố

A. độ cao địa hình.

B. vị trí nằm gần biển.

C. lớp phủ thực vật.

D. mưa bão.

Câu hỏi 29 :

Sự chuyển dịch ngành nội bộ trong công nghiệp thể hiện qua xu thế

A. Tăng tỉ trọng cây lương thực.

B. Tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp.

C. giảm tỉ trọng trồng cây rau đậu.

D. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả.

Câu hỏi 30 :

Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển là

A. đất đai và khí hậu thích hợp.

B. nguồn nước phong phú phục vụ cho chăn nuôi.

C. nguồn lương thực thực phẩm dồi dào làm thức ăn cho gia súc.

D. Thay đổi hình thức tổ chức trong chăn nuôi.

Câu hỏi 32 :

Tiếp giáp với vùng núi trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi gì?

A. Là cửa ngõ ra biển của Đồng bằng sông Hồng.

B. Cung cấp nhiều nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp.

C. Tiềm năng du lịch lớn.

D. Thị trường tiêu thụ rộng.

Câu hỏi 33 :

Sức ép về dân số ở Đồng bằng sông Hồng không dẫn đến hậu quả nào?

A. Đời sống thấp.

B. Thiếu việc làm.

C. Chuyển cư.

D. Xuất hiện nhiều văn hóa mới.

Câu hỏi 34 :

Duyên Hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu là dựa vào

A. đường bờ biển dài, có nhiều đảo ven bờ.

B. nhiều vũng, vịnh sâu nối liền với các cửa sông lớn.

C. nền kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng cảng lớn.

D. nhiều vũng, vịnh, mực nước sâu, hiện tượng sa bồi không đáng kể.

Câu hỏi 35 :

Đâu không phải là mục đích chính của EU trong quá trình phát triển?

A. Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

B. Tự do lưu thông con người và tiền vốn.

C. Hợp tác liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.

D. Xử lí các vấn đề về nhập cư

Câu hỏi 36 :

Cho biểu đồ dưới đây:

A. Số lượng trnag trại tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng.

B. Vùng trung du là vùng có số lượng trang trại thấp nhất.

C. Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại gấp đôi Trung du và miền núi phía bắc.

D. Đông Nam Bộ có số lượng trang trại đứng thứ 3 cả nước.

Câu hỏi 37 :

Cho biểu đồ sau:

A. Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động thành thị nông thôn.

B. Thể hiện tốc độ tăng trưởng lao động, thành thị, nông thôn.

C. Thể hiện cơ cấu lao động thành thị và nông thôn.    

D. Thể hiện sự so sánh cơ cấu lao động qua các năm.

Câu hỏi 38 :

Biện pháp kĩ thuật quan trọng nhất để cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ.

B. tích cực làm thủy lợi.

C. cơ giới hóa các khâu làm đất.

D. bón phân tích hợp.

Câu hỏi 39 :

Trụ sở của EU được đặt tại đâu?

A. Brúc-xen (Bỉ).

B. Niu-oóc (Hoa Kì).

C. Luân Đôn (Anh).

D. Pa-ri (Pháp).

Câu hỏi 40 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ cột cột.         

D. Biểu đồ miền.

Câu hỏi 41 :

Rừng ven biển của Bắc Trung Bộ được xếp vào loại

A. rừng đặc dụng.

B. rừng sản xuất.

C. rừng phòng hộ.

D. rừng đầu nguồn.

Câu hỏi 42 :

Bồi tụ được hiểu là quá trình

A. tích tụ các vật liệu phá hủy.

B. nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.

C. tích tụ các vật liệu trong lòng đất.

D. tạo ra các mỏ khoáng sản.

Câu hỏi 43 :

Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là

A. TM.

B. TC.

C. Tc.

D. Tm.

Câu hỏi 44 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là

A. tiến bộ về y tế và khoa học, kĩ thuật.

B. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

C. sự phát triển kinh tế.

D. hòa bình trên thế giới được đảm bảo.

Câu hỏi 45 :

Địa hình nước ta được vận động tạo núi nào làm trẻ lại?

A. Vận động Kiến tạo.

B. Vận động Cổ kiến tạo.

C. Vận động Tân kiến tạo.

D. Vận động Tân kiến tạo.

Câu hỏi 46 :

Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành

A. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.

B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

D. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu hỏi 47 :

Đặc điểm đất của đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Đất phù sa được bồi đắp hằng năm.

B. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

D. Đất badan chiếm diện tích lớn nhất.

Câu hỏi 48 :

Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam không biểu hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Yếu tố địa hình, khí hậu.

B. Yếu tố thiên tai, tài nguyên thiên nhiên.

C. Yếu tố đất, nước.

D. Yếu tố động vật, thực vật.

Câu hỏi 49 :

Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng đông bắc về các bang

A. vùng tây bắc và ven Thái Bình Dương.

B. ở vùng trung tâm và ven Đại Tây Dương.

C.  phía nam và ven Thái Bình Dương.

D. ở phía bắc và ven Đại Tây Dương.

Câu hỏi 50 :

Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta chủ yếu vào thời gian nào?

A. Từ tháng XI - tháng IV.

B. Từ tháng IV - tháng VII.

C. Từ tháng V - tháng X.

D. Từ tháng VI - tháng XI.

Câu hỏi 51 :

Cơ quan có vai trò quyết định mọi nội dung quan trọng trong EU là

A. Hội đồng châu Âu.

B. Cơ quan kiểm toán.

C. Tòa án châu Âu.

D. Nghị viện châu Âu.

Câu hỏi 56 :

Đặc điểm nổi bật của miền khí hậu phía nam là

A. nóng quanh năm.

B. có ba tháng lạnh.

C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

D. mưa đều trong năm.

Câu hỏi 57 :

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ lớn đồng bằng nước ta là

A. đất phù sa.

B. đất phèn.

C. đất mặn.

D. đất than bùn.

Câu hỏi 58 :

Tự do di chuyển tỏng Liên minh châu Âu không bao gồm nội dung nào?

A. Tự do đi lại.

B. Tự do cư trú.

C. Tự do nơi chọn làm việc.

D. Tự do thông tin liên lạc.

Câu hỏi 59 :

Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga vào năm 2005 là?

A. 6,8 người/km2

B. 7,4 người/km2

C. 8,4 người/km2.

C. 8,6 người/km2.

Câu hỏi 60 :

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là nhờ vào ưu thế nào?

A. Có nguồn nguyên liệu phong phú.

B. Có thị trường rộng lớn trong nước.

C. Có nguồn lao động dồi dào.

D. Sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp khác.

Câu hỏi 61 :

Ở trung du và miền núi nước ta, hoạt động công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là do

A. kết cấu hạ tàng chưa phát triển.

B. thiếu tài nguyên thiên nhiên.

C. thông tin liên lạc chưa phát triển.

D. thiếu lực lượng lao động.

Câu hỏi 62 :

Quốc lộ số 1 và đường sắt Thống Nhất là hệ thống giao thông vận tải có giá trị hàng đầu trongviệc phát triển xã hội - kinh tế nước ta vì

A. nối liền các trung tâm công nghiệp, các đầu mối giao thông lớn.

B. nối liền Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

C. nối liền Duyên hải miền Trung với Đông Nam Bộ.

D. nối liền Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 63 :

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành nơi tập trung đông dân cư nhất là do

A. có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng.

B. thuận lợi trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới.

C. có nghề trồng lúa nước lâu đời.

D. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn.

Câu hỏi 64 :

Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam?

A. Bình Phước.

B. Tây Ninh.

C. Long An.

D. Cần Thơ.

Câu hỏi 66 :

Vấn đề hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp có ý nghĩa đối với các tỉnh trong vùngDuyên hải miền Trung vì

A. đồng bằng đất đai màu mỡ.

B. rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý.

C. tất cả các tỉnh đều giáp biển, lãnh thổ hẹp, kéo dài.

D. có nhiều tài nguyên chưa được khai thác.

Câu hỏi 67 :

Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là

A. có mật độ dân số cao nhất nước ta.

B. có địa hình thâó nhất so với các đồng bằng.

C. có mưa nhiều.

D. mưa lớn, có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc

Câu hỏi 68 :

Thế mạnh chính của khu vực tây bắc là

A. phát triển lâm nghiệp.

B. trồng cây công nghiệp.

C. khai thác khoáng sản.

D. khai thác thủy năng.

Câu hỏi 69 :

Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Thanh Hóa.     

B. Hà Tĩnh.

C. Nghệ An.

D. Quảng Bình.

Câu hỏi 70 :

Tây Nguyên là vùng chuyên canh chè lớn thứ hai ca nước là nhờ

A. có diện tích đất đỏ badan lớn.

B. có khí hậu cận nhiệt đới xích đạo.

C. các cơ sở chế biến phát triển.

D. nhiều nơi cơ độ cao lớn, có khí hậu mát mẻ.

Câu hỏi 71 :

Trở ngại lớn nhất đến sự phát triển của cây công nghiệp Nam Trung Bộ là?

A. thiên tai thường xuyên xảy ra.

B. mùa khô kéo dài.

C. bảo vệ môi trường.

D. tăng nhanh sản lượng.

Câu hỏi 72 :

Trong việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, một số vấn đề quan tâm hàng đầu là

A. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

B. giải quyết vấn đề về năng lượng.

C. bảo vệ môi trường.

D. tăng nhanh sản lượng.

Câu hỏi 73 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích lớn nhất trong các vùng.

B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất.

C. Mật độ dân số cao nhất là vùng Đông Nam Bộ.

D. Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng nhất cả nước.

Câu hỏi 74 :

Cho biểu đồ sau:

A. Thể hiện sự so sánh về bình quân lương thực của Đồng bằng sôg Cửu Long với cả nước qua các năm.

B. Thể hiện sự chuyển dịch về cơ cấu bình quân lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước qua các năm.

C. Thể hiện tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước qua các năm.

D. Thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước qua các năm.

Câu hỏi 75 :

Giữa hai tiểu vùng đông bắc và tây bắc của Trung du miền núi Bắc Bộ có điểm khác biệt lớn về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội là

A. đông bắc giàu khoáng sản hơn, tây bắc lại giàu thủy sản hơn.

B. đông bắc thích hợp cho trồng cây công nghiệp, tây bắc thích hợp cho chăn nuôi.

C. đông bắc thuân lợi để chăn nuôi trâu, còn tây bắc lại thích hợp chăn nuôi bò.

D. đông bắc giàu tài nguyên khoáng sản năng lượng, tây bắc giàu khoáng sản kim loại.

Câu hỏi 76 :

Các nhà máy Mi Sơn, Bim Sơn, Hoàng Mai được xây dựng ở vùng Bắc Trung Bộ dựa trên cơ sở nào?

A. Các mỏ sắt với trữ lượng lớn.

B. Nguồn đá vô rất dồi dào.

C. Vùng chuyên canh mía.

D. Các mỏ thiếc và titan.

Câu hỏi 77 :

Giữ vị trí quan trọng nhất trong kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khai thác sinh vật biển.

B. giao thông vận tải biển

C. du lịch biển.

D. khai thác khoáng sản biển.

Câu hỏi 78 :

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là một nhiệm vụ cấp bách. Lý do chính là vì

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng cấp bách của nước ta hiện nay.

B. vùng thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

C. cơ cấu kinh tế của vùng còn lạc hậu và chuyển dịch chậm.

D. đây là một trong những vùng có kinh tế phát triển nhất cả nước.

Câu hỏi 79 :

Tuyến đường nào sau đây được coi là tuyến xương sống của cả hệ thống giao thông vận tải đường bộ của nước ta?

A. Đường sắt Thống Nhất.

B. Đường Hồ Chí Minh.

C. Quốc lộ 14.

D. Quốc lộ 1A.

Câu hỏi 80 :

Cho bảng số liệu

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột nhóm.

D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu hỏi 81 :

Tổng số giờ nắng trong năm ở nước ta là

A. Từ 1400 - 2000 giờ.

B. Từ 1400 - 3000 giờ.

C. Từ 2000 - 3000 giờ.

D. Trên 3000 giờ.

Câu hỏi 82 :

Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm

A. Các thiên thể, khí, bụi.

B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.

C. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.

D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó.

Câu hỏi 83 :

Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Có tiềm năng lớn về thuỷ điện.

B. Đều có vị trí giáp biển.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Có mùa khô sâu sắc.

Câu hỏi 84 :

Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch về hướng nào?

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía Xích đạo.

Câu hỏi 85 :

Ý nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có dân số đông nhất so với các vùng khác trong cả nước.

B. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.

C. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Campuchia.

Câu hỏi 86 :

Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của

A. Sóng biển.

B. Sông.

C. Thuỷ triều.

D. Rừng ngập mặn.

Câu hỏi 87 :

Gió mùa đông bắc lạnh khi di chuyển xuống phía nam bị chặn bởi dãy núi

A. Dãy Hoành Sơn.

B. Dãy Trường Sơn Nam.

C. Dãy Con Voi.

D. Dãy Bạch Mã.

Câu hỏi 88 :

Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là?

A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu hỏi 89 :

Nhận xét nào đúng nhất về thực trạng tài nguyên của châu Phi?

A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.

B. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh.

C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.

D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Câu hỏi 90 :

Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e là

A. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc-nam.

B. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt hải dương.

D. Có nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn.

Câu hỏi 92 :

Việc sử dụng đồng Ơ-rô mang lại lợi ích gì?

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. Làm tăng rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.

C. Việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU khó khăn.

D. Gây phức tạp thêm công tác quản lí thị trường.

Câu hỏi 93 :

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?

A. Vùng núi đông bắc.

B. Dãy Hoàng Liên Sơn.

C. Khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

D.      Tây Nguyên.

Câu hỏi 94 :

Đâu là đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta?

A. Phân bổ đều theo không gian.

B.      Phân bố lẻ tẻ, trữ lượng vừa và nhỏ.

C. Đa dạng về loại và trữ lượng lớn.

D. Phân bố lẻ tẻ, trữ lượng lớn.

Câu hỏi 95 :

Loại đất nào có giá trị kinh tế lớn tập trung nhiều ở Tây Nguyên?

A. Đất feralit phát triển trên đá phiến.

B.      Đất xám trên phù sa cổ.

C. Đất phù sa sông.

D. Đất đỏ badan.

Câu hỏi 96 :

Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là

A. Thương mại và du lịch

B. Thương mại và tài chính.

C. Tài chính và du lịch.

D. Tài chính và giao thông vận tải.

Câu hỏi 97 :

Đâu không phải là điểm thuận lợi của dân cư nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Thị trường tiêu thụ lớn.

C. Dân số trẻ.

D. Dân cư chưa có trình độ chuyên môn cao.

Câu hỏi 98 :

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

A. Châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

B. Bắc Mỹ và Tây Âu.

C. Tây Âu và Trung Quốc.

D. Trung Quốc và Bắc Mỹ.

Câu hỏi 99 :

Mục tiêu ban hành “Sách đỏ Việt Nam” là

A. Đảm bảo sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.

B. Bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

C. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

D. Kiểm kê các loài động, thực vật có ở Việt Nam.

Câu hỏi 100 :

Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất nước ta là vì

A. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

B. Đây là vùng có dân số đông, tỉ lệ tăng dân số còn lớn.

C. Đây là vùng kinh tế còn chậm phát triển trong khi dân số còn tăng nhanh.

D. Đây là vùng có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước ta, tài nguyên còn hạn chế.

Câu hỏi 101 :

Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong hướng chuyên môn hoá sản phẩm cây công nghiệp

A. Khí hậu.

B. Nguồn nước.

C. Đất đai.

D. Trình độ thâm canh

Câu hỏi 102 :

Ngành kinh tế trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây?

A. Ngành có thế mạnh lâu dài.

B. Ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Ngành phát triển lâu dời.

D. Có tác động đến các ngành kinh tế khác.

Câu hỏi 103 :

Ba nhóm đất chính ở ĐBSCL xếp theo thứ tự diện tích từ nhiều đến ít là

A. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.

B. Đất phèn, đất phù sa ngọt, đất mặn.

C. Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn.

D. Đất mặn, đất phèn, đất phù sa ngọt.

Câu hỏi 104 :

Biện pháp hàng đầu để bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây Nguyên là

A. Nghiêm cấm việc chặt phá rừng.

B. Đẩy mạnh việc trồng rừng.

C. Hạn chế việc sản xuất gỗ.

D. Đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng.

Câu hỏi 105 :

Đâu là đặc điểm nổi bật về vị trí của vùng Đông Nam Bộ?

A. Là cầu nối giữa phía bắc và phía nam.

B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

C. Gần trung tâm đông nam Á.

D. Có phía đông giáp biển.

Câu hỏi 106 :

Hai tỉnh đang dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa và thuỷ sản là?

A. Kiên Giang và Cà Mau.

B. An Giang và Đồng Tháp.

C. An Giang và Kiên Giang.

D. Bến Tre và Cà Mau.

Câu hỏi 107 :

Miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hằng năm là do

A. Đất đai không thuận lợi.

B. Người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất.

C. Địa hình cắt xẻ mạnh, đất đai bị xói mòn.

D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu hỏi 108 :

Thế mạnh nổi bật của đông bắc so với các vùng khác trong cả nước là

A. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện.

B. Phát triển thuỷ điện.

C. Phát triển ngành khai thác khoáng sản.

D. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

Câu hỏi 109 :

Ngành nào sau đây là ngành kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Công nghiệp hoá chất.

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Ngành công nghiệp luyện kim.

Câu hỏi 110 :

Thế mạnh của vùng đồi trước núi của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Trồng cây lương thực.

B. Trồng cây công nghiệp hằng năm.

C. Chăn nuôi đại gia súc.

D. Trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu hỏi 111 :

Cà Ná và Sa Huỳnh là vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta là vì

A. Có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.

B. Nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.

C. Ít bị thiên tai như bão lũ, lũ lụt; nước biển có độ mặn cao.

D. Vùng khô hạn, ít có sông lớn đổ ra.

Câu hỏi 112 :

Biện pháp chủ yếu đề giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. Xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

B. Phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

C. Hợp tác quốc tế để xuất khẩu lao động.

D. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.

Câu hỏi 113 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.

B. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tỉ trọng cao hơn sản lượng thuỷ sản khai thác.

C. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng không liên tục qua các năm.

D. Trong những năm gần đây, tỉ trọng ngành thủy sản nuôi trông có xu hướng giảm mạnh.

Câu hỏi 114 :

Cho biểu đồ sau:

A. Thể hiện tốc độ tăng trưởng.

B. Thể hiện sự thay đổi khối lượng luân chuyển theo các năm.

C. Thể hiện cơ cấu khối lượng luân chuyển.

D. Thể hiện sự so sánh các ngành vận tải.

Câu hỏi 115 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng đều theo các năm.

B. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đường hàng không có tốc độ tăng nhanh nhất.

C. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đường bộ tăng chậm nhất.

D. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đường sông chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu các ngành vận tải.

Câu hỏi 116 :

Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn là đặc điểm của vùng nào sau đây?

A. Vùng đông bắc.

B. Vùng tây bắc.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 117 :

Ở Bắc Trung Bộ, chè được trồng nhiều ở?

A. Quảng Bình.

B. Nghệ An.

C. Thanh Hóa.

D. Thừa Thiên Huế

Câu hỏi 118 :

Cho bảng số liệu:

A. miền.

B. kết hợp.

C. tròn.

D. đường.

Câu hỏi 119 :

Cho bảng số liệu:

A. 22,2%.

B. 23,7%.

C. 5,9%.

D. 13,3%.

Câu hỏi 120 :

Cho bảng số liệu:

A. Trung Quốc có tỉ trọng GDP đứng thứ 3 và dân số lớn nhất.

B. EU là khu vực có tỉ trọng GDP lớn nhất và dân số đứng thứ 3.

C. Nhật Bản có tỉ trọng GDP đứng thứ 4 và dân số đứng thứ 2.

D. Ấn Độ có tỉ trọng GDP đứng thứ 5 và dân số đứng thứ 2.

Câu hỏi 121 :

Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có.

A. Kim tinh, Trái Đất, Thủy tinh, Hỏa tinh.

B. Kim tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

D. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Câu hỏi 122 :

Theo qui ước nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì

A. Tăng thêm 1 ngày lịch.

B. Lùi lại 1 ngày lịch.

C. Không cần thay đổi ngày lịch.

D. Tăng thêm hay lùi lại 1 ngày lịch là tuỳ qui định của mỗi quốc gia.

Câu hỏi 123 :

Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do

A. Hai vùng có chế độ mưa vào các mùa khác nhau trong năm.

B. Sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông.

C. Độ dày đặc của mạng lưới sông và hệ thống đê hai bên sông.

D. Hướng chảy của hai hệ thống sông khác nhau.

Câu hỏi 124 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

B. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

C. Khí hậu có sự phân mùa.

D. Lượng mưa hằng năm lớn.

Câu hỏi 125 :

Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ

A. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

B. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

C. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

D. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

Câu hỏi 126 :

Hình thức trung tâm công nghiệp chưa xuất hiện ở vùng nào?

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bẳc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 127 :

Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực nào?

A. Vùng núi đông bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi tây bắc.

D. Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 128 :

Nguyên nhân hình thành qui luật địa đới trên Trái Đất là

A. Sự thay đổi mùa trong năm.

B. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.

C. Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.

D. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.

Câu hỏi 129 :

Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta nhiều nhất ở khu vực nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 130 :

Gió mùa mùa đông nước ta thổi theo hướng

A. Tây nam.

B. Đông nam.

C. Đông bắc.

D. Bắc nam.

Câu hỏi 131 :

Nguồn lực có vai trò quyết định trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế là

A. Vị trí địa lí.

B. Tài nguyên thiên nhiên

C. Dân cư và nguồn lao động

D. Khoa học kĩ thuật

Câu hỏi 133 :

Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm

A. Gần 80% dân số cả nước.

B. Trên 80% dân số cả nước.

C. Gần 90% dân số cả nước.

D. Trên 90% dân số cả nước.

Câu hỏi 135 :

75% dân số tập trung tại khu vực nào sau đây?

A. Đồi núi.

B. Đồng bằng.

C. Trung du.

D. Cao nguyên.

Câu hỏi 136 :

Về tự nhiên, Alaska của Hoa Kì không có đặc điểm nào?

A. Là bán đảo rộng lớn.

B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

D. Có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu hỏi 137 :

Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp nước ta là

A. Thường hình thành ở các tỉnh miền núi.

B. Mới được hình thành ở nước ta.

C. Do Chính phủ thành lập.

D. Có các ngành chuyên môn hoá.

Câu hỏi 138 :

Phân bố dân số nước ta không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, gây ra nhiều khó khăn, nhất là

A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động.

B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.

C. Khai thác đất nông nghiệp.

D. Đào tạo và nâng cao tay nghề

Câu hỏi 139 :

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, điều đó có ý nghĩa là

A. Số trẻ em dưới 1 tuổi chiếm hơn 2/3 dân số.

B. Số người trong độ tuổi 0-14 chiếm 2/3 dân số.

C. Số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. Số người ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu hỏi 140 :

Điều kiện thuận lợi giúp Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hơn 50% sản lượng thuỷ sản các loại của cả nước là

A. Người dân có nhiều kinh nghiệm.

B. Gần các ngư trường trọng điểm.

C. Gần với Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Tiếp giáp với vùng biển rộng.

Câu hỏi 141 :

Thế mạnh độc đáo của Đồng bằng sông Hồng trong sản xuất lương thực, thực phẩm là

A. Chăn nuôi lợn, gia cầm số lượng lớn.

B. Trồng rau, quả có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt.

C. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

D. Trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

Câu hỏi 142 :

Nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, thể hiện qua

A. Việc hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.

B. Việc phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các vùng Trung du, miền núi.

C. Việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển.

D. Đẩy mạnh sản xuất cây trồng ôn đới ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi 143 :

Yếu tố nào sau đây không tác động trực tiếp đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta?

A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện dân cư và lao động.

C. Chính sách phát triển công nghiệp, thị trường.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu hỏi 144 :

Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất là hệ thống giao thông có giá trị hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta vì

A. Tạo nên mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất giữa các vùng

B. Nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

C. Liên kết các vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước

D. Chạy qua các trung tâm công nghiệp

Câu hỏi 145 :

Kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng, chủ yếu là nhờ

A. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường.

B. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản.

C. Phát triển công nghiệp chế biến.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 146 :

Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là

A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.

C. Khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.

D. Than đá, quặng sắt, quặng kali.

Câu hỏi 149 :

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều cảng biển nước sâu là nhờ

A. Có hệ thống núi ăn lan ra tận biển.

B. Có nhiều vũng, vịnh, kín gió.

C. Có nhiều dòng chảy lớn, cửa sông rộng.

D. Địa hình cao ở ven biển.

Câu hỏi 150 :

Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

A. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định vả cùng phát triển.

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục vả tiến bộ xã hội của các nước thành viên,

C. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Câu hỏi 151 :

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì?

A. Có độ cao lớn, có biên giới chung với Lào và Cam-pu-chia.

B. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.

C. Đây là vùng duy nhất của nước ta không tiếp giáp với biển.

D. Có địa hình hiểm trở với nhiều diện tích là rừng rậm

Câu hỏi 152 :

TỶ SUẤT SINH THÔ, TỶ SUẤT TỬ THÔ VÀ TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ                                     

A. Tỷ suất sinh thô có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2015.

B. Tỷ suất tử thô của nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

C. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên bằng tỷ suất tử thô cộng với tỉ suất sinh thô.

D. Tỷ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ năm 2001 đến 2015.

Câu hỏi 153 :

Cho biểu đồ sau:

A. Số lượng đàn trâu và đàn bò có xu hướng giảm.

B. Số lượng đàn bò tăng chậm hơn số lượng đàn trâu.

C. Số lượng đàn bò thay đổi biến động.

D. Số lượng đàn trâu và đàn bò có xu hướng tăng.

Câu hỏi 154 :

Vùng có nhiều đô thị nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi phía bắc.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 155 :

Cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. Mở rộng diện tích đất trồng lúa.

B. Đảm bảo tốt an ninh lương thực.

C. Đẩy mạnh chế biến thức ăn gia súc.

D. Phát triển diện tích đồng cỏ tự nhiên.

Câu hỏi 156 :

Đối với vùng Bắc Trung Bộ, lát cắt lãnh thổ từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) theo không gian là

A. Nông - lâm - ngư nghiệp.

B. Lâm - nông - ngư nghiệp.

C. Ngư - nông - lâm nghiệp.

D. Ngư - lâm - nông nghiệp.

Câu hỏi 157 :

Tại sao Tây Nguyên có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt?

A. Do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo.

B. Do Tây Nguyên không giáp biển.

C. Do Tây Nguyên có địa hình cao trên 1000 m.

D. Do Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

Câu hỏi 158 :

Một số bãi biển nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Cửa Lò, Nhật Lệ, Cà Ná, Sa Huỳnh, Nha Trang, Vũng Tàu.

B. Sầm Sơn, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cà Ná, Nha Trang, Vũng Tàu.

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.

D. Cát Bà, Mũi Né, Lăng Cô, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.

Câu hỏi 159 :

Đồng bằng châu thổ nước ta được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên

A. Vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

B. Vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.

C. Vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.

D. Vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.

Câu hỏi 160 :

Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để

A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện.

B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra.

C. Giảm bớt nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp.

D. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Câu hỏi 161 :

Trong tổng diện tích rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. Rừng tự nhiên.

B. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C. Rừng trồng chưa được khai thác.

 

Câu hỏi 162 :

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố nào?

A. Yếu tố hải văn.

B. Yếu tố địa chất.

C. Yếu tố địa hình.

D. Yếu tố khoáng sản.

Câu hỏi 163 :

Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Vòng cực.

D. Xích đạo.

Câu hỏi 164 :

Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch về hướng nào?

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động,

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía Xích đạo.

Câu hỏi 165 :

Khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông bắc

D. Tây bắc.

Câu hỏi 167 :

Tài nguyên biển nước ta mang hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng nào?

A. Nên tập trung đầu tư cho một ngành then chốt.

B. Chú ý trước nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng biển.

C. Phát triển kinh tế biển tổng hợp.

D. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 168 :

Vùng nào sau đây không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông?

A. Đông bắc.

B. Tây bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu hỏi 169 :

Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ bởi vì nó góp phần

A. Tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.

B. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng.

C. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.

D. Tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng.

Câu hỏi 170 :

Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao là bao nhiêu?

A. Dưới 600 - 700 m

B. Dưới 900 - 1000 m

C. Dưới 1600 m

D. Dưới 2600 m

Câu hỏi 171 :

Hiện nay ở Hoa Kì người Anh-điêng sinh sống ở

A. Vùng đồi núi hiểm trở phía tây.

B. Vùng núi già Apalat phía đông.

C. Vùng ven vịnh Mêhicô.

D. Vùng đồng bng Trung tâm.

Câu hỏi 172 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 xác định tuyến đường bộ nối Hà Nội với cảng Hải Phòng

A. Đường Quốc lộ 1A.

B. Đường số 18.

C. Đường số 5.

D. Đường số 7

Câu hỏi 173 :

Vùng kinh tế quan trọng tập trung nhiều ngành công nghiệp và cung cấp lương thực, thực phẩm lớn của Liên bang Nga là?

A. Vùng Trung ương.

B. Vùng Trung tâm đất đen.

C. Vùng Uran.

D. Vùng Viễn Đông.

Câu hỏi 175 :

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn là nhờ

A. Địa hình kéo dài hẹp ngang.

b Địa hình có nhiều đồi núi.

C. Địa hình cắt xẻ mạnh.

D. Địa hình chủ yếu

Câu hỏi 176 :

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do

A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới.

B. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

C. Sức mua thị trường trong nước giảm.

D. Thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.

Câu hỏi 177 :

Các bộ phận của vùng biển nước ta là

A. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

B. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

D. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu hỏi 179 :

Công nghiệp khai khoáng là thế mạnh của vùng?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đông Nam Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu hỏi 180 :

Hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á đang?

A. Đẩy mạnh sản xuất lương thực.

B. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp.

C. Chú trọng phát triển ngành chăn nuôi.

D. Tiến hành công nghiệp hóa.

Câu hỏi 181 :

Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?

A. Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

B. Tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước.

C. Giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

D. Hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 182 :

Địa phương nào có số dân đô thị nhiều nhất trong các địa phương sau?

A. Trung du và miền núi phía bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 183 :

Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nào

A. Chế biến lương thực thực phẩm.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Vật liệu xây dựng.

D. Cơ khí điện tử.

Câu hỏi 184 :

Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng gấp đôi Đồng bằng sông Cửu Long là do đâu?

A. Điều kiện tự nhiên.    

B. Trình độ phát triển kinh tế.

C. Tính chất nền kinh tế.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu hỏi 185 :

Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm của đai nào?

A. Đai nhiệt đới gió mùa.

B. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

C. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

D. Đai cận cực.

Câu hỏi 186 :

Hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ là

A. Gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.

B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.

D. Tỉ lệ tăng dân số luôn ở mức cao.

Câu hỏi 187 :

Ti lệ dân thành thị nước ta còn thấp là do đâu?

A. Tính chất nền kinh tế là ngành nông nghiệp.

B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

C. Dân ta có tập quán sống ở nông thôn.

D. Nước ta chưa có nhiều đô thị lớn.

Câu hỏi 188 :

Loại khoáng sản có trữ lượng lớn đang được khai thác sử dụng ở Đồng bằng sông Hồng là gì?

A. Khí đốt.

B. Than nâu.

C. Đá vôi, đất sét.

D. sắt.

Câu hỏi 189 :

Đất feralít có màu đỏ vàng là do

A. Hình thành trên đá mẹ có nhiều chất bazơ.

B. Nhận được nhiều nhiệt, ẩm.

C. Lượng phù sa nhiều.

D. Tích tụ nhiều ô xít sắt và ô xít nhôm.

Câu hỏi 190 :

Điểm hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. Tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

B. Sản lượng và năng suất còn thấp.

C. Chất lượng sản phẩm còn kém.

D. Chi phí đầu tư lớn

Câu hỏi 191 :

Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần

A. Phát triển kinh tế phía đông.

B. Phân bố lại dân cư.

C. Mở rộng liên kết theo hướng đông - tây.

D. Phát triển mạng lưới đô thị ven biển.

Câu hỏi 193 :

Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới là

A. Đất phèn.

B. Đất mặn.

C. Đất phù sa.

D. Đất feralit.

Câu hỏi 194 :

Nhận định nào sau đây đúng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.

B. Là vùng có diện tích lớn nhất.

C. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp nhất.

D. Tỉ trọng trong GDP cao nhất.

Câu hỏi 195 :

Các nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

A. Than, địa nhiệt, sức gió.

B. Than, dầu khí, thuỷ năng

C. Thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng.

D. Thuỷ điện, điện nguyên tử.

Câu hỏi 196 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trong nước.

B. Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng sản phẩm trong nước.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế cá thể có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2015.

D. Kinh tế tập thể giảm liên tục từ năm 2010 đến năm 2015.

Câu hỏi 197 :

Cho biểu đồ sau đây:

A. Sự chuyển dịch của tổng sản phẩm trong nước.

B. So sánh cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo từng ngành.

C. Thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng.

D. Thể hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng.

Câu hỏi 199 :

Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ thuộc tỉnh?

A. Tây Ninh.

B. Bình Dương.

C. Bình Phước.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu hỏi 200 :

Cho bảng số liệu sau:

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ miền

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK