Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Công nghệ Đề kiểm tra 1 tiết môn Công Nghệ 10 trường THPT Trần Phú- Quảng Nam

Đề kiểm tra 1 tiết môn Công Nghệ 10 trường THPT Trần Phú- Quảng Nam

Câu hỏi 1 :

Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm? 

A. So sánh giống.    

B. Nuôi cấy mô.

C. Sản xuất quảng cáo.       

D. Kiểm tra kỹ thuật.

Câu hỏi 2 :

Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào? 

A. Không được công nhận kịp thời giống.

B. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

C. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới. 

D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu hỏi 3 :

Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?  

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.            

B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Làm thí nghiệm quảng cáo.              

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu hỏi 4 :

Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ: 

A. Phục tráng.         

B. Tự thụ phấn.      

C. Thụ phấn chéo.        

D. Duy trì.

Câu hỏi 5 :

Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . của cây trồng. 

A. Đặc điểm hình thái.           

B. Đặc điểm sinh lí.

C. Phương thức dinh dưỡng.                       

D. Phương thức sinh sản.

Câu hỏi 6 :

Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau 

A. Từ hạt tác giả →  hạt siêu nguyên chủng  → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận.

B. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng  →   hạt xác nhận.

C. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng →  hạt nguyên chủng  →   hạt xác nhận.

D. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng →  hạt nguyên chủng →hạt xác nhận.

Câu hỏi 7 :

Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:  

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn. 

C. Hoa đực đã tung phấn     

D. Cây đã kết quả

Câu hỏi 8 :

Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở : 

A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh 

B. Thời gian chọn lọc dài        

C.  Vật liệu khởi đầu                                     

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu hỏi 9 :

Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là

A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulôzơ, có khả năng phân chia.      

B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan

Câu hỏi 10 :

Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, tế bào có đặc điểm: 

A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. 

B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.   

D. Hệ số nhân giống cao.

Câu hỏi 11 :

Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào khi chồi đã đạt tiêu chuẩn kích thước thì cần: 

A. Bổ sung chất kích thích sinh trưởng.          

B. Khử trùng để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

C.  Đưa cây ra vườn ươm.           

D. Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo.

Câu hỏi 12 :

Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào? 

A.  Chọn vật liệu nuôi cấy. 

B. Tạo chồi.      

C. Khử trùng.              

D. Tạo rễ.

Câu hỏi 13 :

Các loại cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô: 

A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.

B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.

C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.     

D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Câu hỏi 14 :

Những loại cây không được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô? 

A.  Lúa chịu mặn, kháng đạo ôn     

B. Mía, cà phê        

C. Hoa lan, cẩm chướng    

D. Trinh nữ

Câu hỏi 15 :

Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do: 

A. Thảm thực vật tự nhiên.         

B. Được cày xới thường xuyên.

C. Được bón đầy đủ phân hóa học.                      

D. Được tưới tiêu hợp lí.

Câu hỏi 16 :

Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất: 

A. Lớp ion quyết định điện.             

B. Lớp ion bất động.         

C. Lớp ion khuếch tán.         

D. Nhân keo đất.

Câu hỏi 17 :

Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là: 

A. Limon.                 

B. Sét.    

C. Keo đất.                        

D. Keo dương.

Câu hỏi 18 :

Trong đất keo âm có vai trò quan trọng vì:   

A. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, hạn chế sự rửa trôi        

B. Hạn chế sự rửa trôi.        

C. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất.       

D. Tạo ra sự trao đổi các chất trong dung dịch đất.

Câu hỏi 19 :

Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?     

A. Thành phần cơ giới   

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét   

D. Phản ứng dung dịch đất

Câu hỏi 20 :

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo:  

A. Đất phù sa.              

B. Đất xói mòn, đất xám bạc màu. 

C. Đất xám bạc màu, đất phù sa.         

D. Đất xói mòn và đất phù sa sông Hồng.

Câu hỏi 21 :

Biện pháp nào không hợp lý khi cải tạo đất xám bạc màu: 

A. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa tưới tiêu hợp lý.  

B. Cày sâu, bừa kỷ. bón phân, bón vôi hợp lý.

C. Trồng cây thành băng, trồng cây bảo vệ đất.    

D. Luân canh cây trồng

Câu hỏi 22 :

Biện pháp khắc phục quan trọng hàng đầu đối với đất xói mòn là:   

A. Trồng cây phủ xanh đất. 

B. Luân canh, xen canh gối vụ. 

C. Bón vôi cải tạo đất.                                

D.  Bón phân và làm đất

Câu hỏi 23 :

Muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả phải:   

A. Biết các tính chất của đất để cải tạo và sử dụng hợp lí.        

B. Cày xới, bón phân thường xuyên.             

C. Cung cấp nước đầy đủ.          

D. Điều chỉnh pH của dung dịch đất.

Câu hỏi 24 :

Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì:          

A. Tầng mùn dày,  hoạt động VSV yếu.

B. Tầng mùn mỏng, hoạt động VSV yếu.       

C. Tầng mùn dày,  hoạt động VSV mạnh.       

D. Tầng mùn mỏng, hoạt động VSV mạnh.

Câu hỏi 25 :

Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng: 

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.        

B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.      

D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Câu hỏi 26 :

Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì? 

A. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính

B. Phải bón vôi

C. Phải ủ trước khi bón                       

D.  Ít nguyên tố khoáng

Câu hỏi 27 :

Loại phân nào dùng để bón lót là chính:   

A. Đạm.      

B. Phân chuồng.   

C. Phân NPK.               

D. Kali

Câu hỏi 28 :

VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân: 

A.  Azogin     

B. Nitragin     

C. Photphobacterin         

D. lân hữu cơ vi sinh

Câu hỏi 29 :

Sản lượng cây trồng phần lớn dựa vào nguồn phân đạm. Tuy nhiên, nếu bón nhiều phân đạm sẽ làm bộ lá phát triển, tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy cần làm gì? 

A. Bón phân hợp lí.               

B. Bón cân đối NPK.       

C. Bón phân Nitragin.           

D. Bón phân hợp lí, bón cân đối NPK

Câu hỏi 30 :

Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu: 

A. Phân lân hữu cơ vi sinh  

B. Nitragin

C. Photphobacterin             

D. Azogin

Câu hỏi 31 :

Xác định ưu điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng: 

A. Tăng nhanh những dòng sâu, bệnh kháng thuốc. 

B. Tăng giá thành sản xuất.

C. Hiệu lực nhanh chóng, dễ dùng, hiệu quả rộng.  

D. Tốc độ tiêu diệt thiên địch tăng.

Câu hỏi 32 :

Nhiệt độ gây chết cho nấm là: 

A. 30-45°C. 

B. 25-30°C. 

C. 50-55°C.  

D. 45-50°C.
 

Câu hỏi 33 :

Đất mặn có phản ứng: 

A. Trung tính và kiềm. 

B. Trung tính. 

C. Chua.  

D. Kiềm.

Câu hỏi 34 :

Bón vôi vào đất phèn nhằm: 

A. Khử độc cho đất. 

B. Rửa bớt lượng phèn.

C. Nâng cao độ phì nhiêu của đất.  

D. Giảm độc hại của ion Al3+.

Câu hỏi 35 :

Kích thước một hạt keo đất khoảng: 

A. Rất nhỏ, ở trạng thái huyền phù. 

B. Dưới 1 mm. 

C. 1 mm.  

D. Hơn 1 mm.

Câu hỏi 36 :

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm: 

A. 5 nguyên lí cơ bản. 

B. 2 nguyên lí cơ bản. 

C. 4 nguyên lí cơ bản.  

D. 3 nguyên lí cơ bản.
 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK