Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Thời Nhiệm

Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Thời Nhiệm

Câu hỏi 1 :

Cho hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với Na được 0,336 lít H2 (đo ở đktc). Biết m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dd NaOH 0,1M. Tính m và % khối lượng các chất trong X.

A. m = 1,66 gam ; %mCH3COOH = 27,71% ; %mC2H5OH = 72,29%

B. m = 1,66 gam ; %mCH3COOH = 72,29% ; %mC2H5OH = 27,71%

C. m = 1,76 gam ; %mCH3COOH = 72,29% ; %mC2H5OH = 27,71%

D. m = 1,76 gam ; %mCH3COOH = 27,71%; %mC2H5OH = 72,29%

Câu hỏi 3 :

Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa 2 khí CH4 và C2H4:

A. Qùy tím ẩm.

B. Dung dịch brom.

C. dung dịch natrihidroxit.          

D. Dung dịch axit clohidric.

Câu hỏi 5 :

Phương pháp hóa học nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etylen lẫn trong khí metan:

A. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư.

B. Đốt cháy hỗn hợp trong không khí.

C. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước vôi trong dư.

D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước.

Câu hỏi 6 :

Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn:

A. etylen. 

B. benzen. 

C. axetilen.

D. metan.

Câu hỏi 7 :

Trong các khí sau khí nào được tạo ra từ đất đèn

A. CH4.

B. C2H4

C. C2H2

D. C4H10.

Câu hỏi 8 :

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí riêng biệt sau: C2H4, SO2, Cl2.

A. Qùy tím ẩm

B. Qùy tím khô

C. Dung dịch nước brom

D. Dung dịch HCl

Câu hỏi 9 :

1,12 lít khí Axetilen làm mất màu tối đa bao nhiêu lít Br2 1M:

A. 0,1 lít. 

B. 0,15 lít. 

C. 0,3 lít. 

D. 0,6 lít.

Câu hỏi 11 :

Dãy phản ứng hóa học đặc trưng của metan là

A. Phản ứng thế. 

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng oxi hóa - khử.          

D. Phản ứng cháy.

Câu hỏi 12 :

Cho sơ đồ phản ứng: A \(\buildrel { + {H_2}O,axit,{t^0}} \over\longrightarrow \)  B \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{30 - {{32}^0}C}^{men\,ruou}} \) C2H5OH. Chất A có thể là 1 trong 

A. 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ.

B. 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

C. 4 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ         

D. 3 chất: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Câu hỏi 13 :

Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ.

A. Dung dịch AgNO3 trong amoniac.     

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaCl. 

D. Dung dịch AgNO3.

Câu hỏi 16 :

Công thức cấu tạo của benzen có đặc điểm.

A. Vòng 6 cạnh, 6 liên kết đơn.

B. Vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn

C. Vòng 6 cạnh, 2 liên kết đôi xen kẽ với 4 liên kết đơn.

D. Vòng 6 cạnh, 4 liên kết đôi xen kẽ với 2 liên kết đơn.

Câu hỏi 18 :

Chất X thế được với Cl2 (ánh sáng). Chất Y thế được (bột sắt, nhiệt độ). X, Y lần lượt là

A. Benzen, etilen. 

B. Axetilen, etilen.

C. Axetilen, metan.          

D. Metan, benzen.

Câu hỏi 22 :

Dãy nào được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?

A. Al, Mg, Na, K.

B. Al, Na, Mg, K.

C. K, Na, Mg, Al.

D. Mg, K, Na, Al.

Câu hỏi 23 :

Khi xăng dầu chảy tràn ra mặt đất gây cháy thì những phương pháp dập tắt phù hợp là

A. dùng nước phun vào đám cháy, dùng chăn ướt.

B. dùng cát, phun nước vào đám cháy.

C. dùng đất, cát phủ kín đám cháy, dùng bình chữa cháy.

D. dùng chăn ướt, phun nước vào đám cháy.

Câu hỏi 24 :

Đâu là công thức cấu tạo thu gọn đúng của rượu etylic?

A. CH3-O-CH3.

B. CH3-CH2-OH.

C. CH3-OH.

D. HO-CH2-CH(OH)-CH2OH.

Câu hỏi 25 :

Thành phần chính của khí thiên nhiên là

A. Etlien.

B. Metan.

C. Cacbon đioxit.

D. Axetilen.

Câu hỏi 26 :

Rượu etylic có thể phản ứng với chất nào dưới đây?

A. Oxi, cacbon đioxit.

B. Axit axetic, natri oxit.

C. Oxi, natri, axit axetic.

D. Natri hiđroxit, axit axetic.

Câu hỏi 28 :

Dùng thuốc thử nào để phân biệt khí metan với khí etilen?

A. Dung dịch nước vôi trong.

B. Dung dịch bari hiđroxit.

C. Dung dịch brom.

D. Dung dịch natri clorua.

Câu hỏi 30 :

Dãy nào chỉ gồm các hợp chất hữu cơ?

A. C2H6, CO2, CH3Cl, CH4.

B. CH4, C2H4, C2H6O, C2H4O2.

C. Na2CO3, C3H8, C2H4Br2, CO.

D. NaHCO3, C6H6, C2H4O2, CO2.

Câu hỏi 31 :

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng. Phương trình hóa học nào biểu diễn đúng phản ứng lên men trên?

A. C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 3H2O.

B. C2H5OH + O2 \(\xrightarrow{men}\) CH3COOH + H2O.

C. 2C4H10 + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\) 4CH3COOH + 2H2O.

D. nCH2=CH2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},p,xt}\) (-CH2-CH2-)n.

Câu hỏi 33 :

Trên nhãn chai cồn ghi là cồn 90o có nghĩa là

A. trong 190ml hỗn hợp có 90 ml là rượu etylic.

B. trong 100 ml hỗn hợp có 90 ml là nước còn lại 10 ml là rượu etylic.

C. trong 190 ml hỗn hợp có 100 ml là rượu etylic.

D. trong 100 ml hỗn hợp có 90 ml rượu etylic.

Câu hỏi 35 :

Dùng thuốc thử nào để phân biệt rượu etylic và axit axetic?

A. Quỳ tím.

B. Natri.

C. Cacbon đioxit.

D. Bạc nitrat.

Câu hỏi 38 :

Phương trình hóa học nào thể hiện đúng tính chất phản ứng thế?

A. C2H4 + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 2H2O.

B. C2H4 + Br2 ⟶ C2H4Br2.

C. CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O.

D. CH4 + Cl2 \(\xrightarrow{a/s}\) CH3Cl + HCl.

Câu hỏi 39 :

Số ml rượu etylic có trong 200 ml rượu 40 độ là

A. 80 ml       

B. 70 ml

C. 75 ml       

D. 60 ml

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK