Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

Câu hỏi 2 :

Cho trường hợp: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.

Câu hỏi 12 :

Tính động năng của vật khi vận tốc chuyển động của một vật tăng lên?

A. Không thay đổi

B. Giảm xuống

C. Tăng lên.

D. Vừa tăng vừa giảm

Câu hỏi 13 :

Em hãy cho biết trong các trường hợp sau đây trường hợp nào vật có cả thế năng và động năng?

A. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên  đường băng của sân bay

B. Một chiếc ôtô đang đỗ trong bến xe

C. Một chiếc máy bay đang bay trên cao

D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường

Câu hỏi 14 :

Em hãy xác định: Vật nào vừa có cả thế năng và động năng?

A. Một hòn sỏi đang rơi tự do.

B. Một quả bóng đang lăn trên sân.

C. Xe đạp đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng ngang không ma sát.

Câu hỏi 16 :

Hãy xác định vật nào có động năng?

A. xe đạp đứng yên

B. quả bóng lăn trên sàn nhà

C.  Máy bay đang bay

D. Con chim đang bay

Câu hỏi 17 :

Xác định ở trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau?

A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất

B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất

C. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau

D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng

Câu hỏi 18 :

Hãy cho biết: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung ? Đó là dạng năng lượng nào ?

A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi

B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn

C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi

D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn

Câu hỏi 20 :

Chọn đáp án đúng: Điều gì sẽ xảy ra khi một vật rơi từ trên cao xuống, động năng tăng thêm 30J thì?

A. Thế năng giảm đi 30J

B. Thế năng tăng thêm 30J

C. Thế năng không đổi

D. Thế năng giảm đi 60J. 

Câu hỏi 21 :

Cho tính huống: Quả bóng rơi chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? 

A. Động năng và thế năng đều tăng

B. Động năng và thế năng đều giảm

C. Động năng tăng, thế năng giảm. 

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu hỏi 22 :

Em hãy cho biết vì sao khi ta ném một vật lên cao thì động năng giảm?

A. Thế năng của vật không đổi.

B. Thế năng của vật tăng lên.

C. Thế năng của vật cũng giảm theo.

D. Thế năng và động năng của vật cùng tăng.

Câu hỏi 23 :

So sánh thế năng và động năng của 2 vật ở cùng một độ cao biết: Hai vật M và N đang rơi có khối lượng như nhau?

A. Thế năng và động năng của 2 vật như nhau.

B. Thế năng như nhau, động năng của vật M lớn hơn vật N.

C. Thế năng như nhau, động năng của chúng không so sánh được.

D. Thế năng như nhau, động năng của vật M nhỏ hơn vật N.

Câu hỏi 24 :

Cho biết một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc không đổi. Trong quá trình chạy của người đó thì có?

A. Thế năng tăng, động năng không đổi

B. Thế năng tăng, động năng giảm

C. Thế năng và động năng không đổi

D. Thế năng giảm, động năng tăng

Câu hỏi 25 :

Cho biết hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hỏi thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao có như nhau không?

A. Thế năng và động năng giống nhau

B. Thế năng và động năng khác nhau

C. Thế năng giống nhau và động năng khác nhau

D. Thế năng khác nhau và động năng giống nhau

Câu hỏi 26 :

Đâu là giải thích đúng: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu hỏi 27 :

Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng biết: Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2.

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: \(V=V_1+V_2\)

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: \(V>V_1+V_2\)

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: \(V+v_2\)

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: \(m

Câu hỏi 28 :

Cho biết vào năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ điều gì?

A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Giữa các phân tử luôn có lực hút.

C. Giữa các phân tử luôn có lực đẩy.

D. Giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.

Câu hỏi 30 :

Đâu là phát biểu đúng, khi nói về cấu tạo các chất?

A. Các chất được cấu tạo từ tế bào.

B. Các chất được cấu tạo từ tác nguyên tử, phân tử.

C. Các chất được cấu tạo từ hợp chất.

D. Các chất được cấu tạo từ các mô.

Câu hỏi 31 :

Hãy xác định đâu không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

D. Cát được trộn lẫn với ngô.

Câu hỏi 32 :

Khi tiến hành trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích Vvà khối lượng m2. Kết luận nào là đúng nhất?

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2

Câu hỏi 33 :

Cho biết khi tiến hành xoa hai bàn tay vào nhau thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay sự truyền nhiệt?

A. Chuyển hoá từ cơ năng sang nhiệt năng - Sự thực hiện công.

B. Chuyển hoá từ nhiệt năng sang cơ năng - Sự thực hiện công.

C. Chuyển hoá từ cơ năng sang nhiệt năng - Sự truyền nhiệt.

D. Chuyển hoá từ cơ năng sang nhiệt năng - Sự truyền nhiệt.

Câu hỏi 34 :

Cho thí nghiệm: Khi nhỏ dung dịch amoniac vào dung dịch phênontalêin không màu thì dung dịch này ngả sang màu gì? Hãy giải thích tại sao?

A. Màu hồng. Các phân tử có khoảng cách.

B. Màu hồng. Do hiện tượng khuếch tán và tác dụng hoá học.

C. Màu xanh. Do hiện tượng khuếch tán.

D. Màu xanh. Do tác dụng hoá học.

Câu hỏi 35 :

Chọn đáp án đúng: Xác định trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?

A. Khi nhiệt độ tăng.

B. Khi nhiệt độ giảm.

C. Khi thể tích chất lỏng lớn.

D. Khi trọng lượng riêng của chất lỏng lớn.

Câu hỏi 37 :

Chọn phương án đúng: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.

B. Nhiệt năng.

C. Nhiệt độ của vật.

D. Cả nhiệt độ và nhiệt năng của vật.

Câu hỏi 38 :

Cho biết khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thuỷ ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào?

A. Dâng lên.

B. Không thay đổi.

C. Tụt xuống.

D. Lúc đầu dâng lên sau đó tụt xuống.

Câu hỏi 39 :

Tiến hành thí nghiệm: Đun nóng một ống nghiệm đậy nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên. Trong thí nghiệm trên, khi nào thì có truyền nhiệt, khi nào thì có thực hiện công? 

A. Khi đun nước có sự truyền nhiệt, khi nút ống nghiệm bị bật ra có sự thực hiện công.

B. Khi đun nước có sự  thực hiện công, khi nút ống nghiệm bị bật ra có sự truyền nhiệt.

C.  Quá trình chỉ là sự truyền nhiệt.

D. Quá trình chỉ là sự thực hiện công.

Câu hỏi 40 :

Hãy chọn thí nghiệm chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật sẽ nóng lên?

A. Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàng nhà xi măng, nhám,  khi đó miếng đồng sẽ nóng lên.

B. Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, làm cho miếng đồng nóng lên.

C. Quẹt diêm để tạo ra lửa

D. Các trường hợp trên đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK