Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Thành Phương

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Thành Phương

Câu hỏi 1 :

Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là gì?

A. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp

B. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp

C. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao

D. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao

Câu hỏi 2 :

Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia nào được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là?

A. Hàn Quốc, Xin - ga - po, In - đô - nê - xia, Braxin

B. Xin - ga - po, Hàn Quốc, Ác - hen - ti – na, Ca – na - đa

C. Hàn Quốc, Braxin, Ác - hen - ti – na, Ấn Độ

D. Hàn Quốc, Xin - ga - po, Braxin, Ác - hen - ti - na

Câu hỏi 3 :

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là gì?

A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao

B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất

C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao

Câu hỏi 4 :

Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới trong các lĩnh vực nào?

A. nông nghiệp và công nghiệp

B. công nghiệp và dịch vụ

C. dịch vụ và nông nghiệp

D. nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch

Câu hỏi 5 :

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

B. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

C. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

D. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Câu hỏi 6 :

Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là gì?

A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao

B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao

C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao

D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp

Câu hỏi 7 :

Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là gì?

A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế

B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội

C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội

 

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm của các nước đang phát triển là gì?

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

 

D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

Câu hỏi 9 :

Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là gì?

A. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

C. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.

D. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.

Câu hỏi 10 :

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của yếu tố gì?

A. Thương mại TG phát triển mạnh

B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh

D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò lớn

Câu hỏi 11 :

Tổ chức chi phối mạnh nhất (95%) hoạt động thương mại thế giới là gì?

A. Liên Minh Châu Âu

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C. Tổ chức thương mại thế giới

D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

Câu hỏi 13 :

Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là gì?

A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt trong lĩnh vực kinh tế

B. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt

C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới

D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh

B. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút

C. Thương mại thế giới phát triển mạnh

D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

Câu hỏi 15 :

Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả gì?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

B. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế

C. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

D. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

Câu hỏi 16 :

Mặt trái lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là gì?

A. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

B. tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt

C. môi trường ngày càng bị ô nhiễm

D. các giá trị đạo đức có nguy cơ bị xói mòn

Câu hỏi 17 :

Biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm vì sao?

A. sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

B. suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản

C. hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển

D. chất thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông, hồ

Câu hỏi 18 :

Nhóm nước nào đang chiếm đến 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới?

A. Nhóm nước phát triển

B. Nhóm nước đang phát triển

C. Nhóm nước công nghiệp mới

D. Nhóm nước chậm phát triển

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân không phải là chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển đại dương là do đâu?

A. chất thải công nghiệp và chất thải sinh học chưa được xử lý đổ ra sông, hồ

B. băng tan ở 2 cực

C. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu

D. thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng

Câu hỏi 20 :

Bên cạnh nạn khủng bố, những hoạt động nào tạo lên mối đe dọa tới hòa bình và ổn định thế giới?

A. Hoạt động kinh tế ngầm

B. Hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy

C. Sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại

D. Hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy…

Câu hỏi 21 :

Dân số già dẫn đến hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

A. Phúc lợi xã hội cao

B. Sức ép lên giáo dục phổ thông

C. Thiếu lao động trong tương lai

D. Dịch vụ y tế chất lượng cao hơn

Câu hỏi 22 :

Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do đâu?

A. Con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ

B. Con người đã đưa một lượng lớn khí thải vào khí quyển

C. Các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…

 

D. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dầu

Câu hỏi 23 :

Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Nước biển ngày càng dâng cao

B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền

C. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa

D. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền

Câu hỏi 24 :

Một số loài động vật ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít là gì?

A. Chim bồ câu, chim chích chòe

B. Trâu, bò, ngựa

C. San hô trúc, voọc ngũ sắc

 

D. Cá rô phi, cá chép

Câu hỏi 25 :

Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số Châu Phi với thế giới vào năm 2005 là gì?

A. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình thấp hơn

B. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình cao hơn

C. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn

 

D. Tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao hơn

Câu hỏi 26 :

Nền kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển không phải vì sao?

A. Còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp

B. Đa số các nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển

C. Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu

 

D. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao hơn

Câu hỏi 27 :

Nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm tài nguyên rừng ở châu Phi không phải là gì?

A. Khai thác quá mức

B. Mở rộng diện tích canh tác

C. Cháy rừng

D. Hoang mạc hóa

Câu hỏi 28 :

Giải pháp cấp bách của các nước châu Phi trước sự khai thác quá mức tài nguyên là gì?

A. Đóng cửa rừng, hạn chế khai thác khoáng sản

B. Thành lập các tổ chức bảo vệ môi trường

C. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, áp dụng các biện pháp thủy lợi

D. Xây dựng các công trình thủy lợi

Câu hỏi 29 :

Hậu quả khai thác khoáng sản của nhiều công ti tư bản nước ngoài để lại ở châu Phi là gì?

A. Tài nguyên khoáng sản bị cạn kiện, môi trường ô nhiễm

B. Tài nguyên khoáng sản bị suy giảm

C. Hoang mạc hóa đất đai

 

D. Thiếu nước nghiêm trọng

Câu hỏi 30 :

Vấn đề nổi bật nhất trong sử dụng tự nhiên ở châu Phi là gì?

A. phát triển thủy lợi, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên

B. đẩy mạnh khai thác khoáng sản để xuất khẩu

C. phát huy kinh nghiệm của người dân trong canh tác nông nghiệp

 

D. trồng rừng và bảo vệ rừng

Câu hỏi 31 :

Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là gì?

A. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp

B. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động

C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột

D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động

Câu hỏi 33 :

Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế tình trạng đô thị hóa “ giả tạo” ở Mĩ Latinh là gì?

A. thực hiện triệt để công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. phân bố lại dân cư hợp lí giữa các vùng lãnh thổ

C. khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí

D. ngăn chặn sự di cư từ nông thôn ra thành thị

Câu hỏi 34 :

Đâu không phải là hệ quả các cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở hầu hết các nước Mĩ la tinh?

A. Các chủ trang trại giữ phần lớn đất canh tác

B. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm

C. Hiện tượng đô thị hóa tự phát

D. Nông dân được chia ruộng đất để sản xuất nông nghiệp

Câu hỏi 35 :

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là do đâu?

A. Tình hình chính trị không ổn định

B. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo

C. Thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái

D. Chính sách thu hút đầu tư không phù hợp

Câu hỏi 37 :

Các quá trình cải cách kinh tế ở các nước Mĩ Latinh còn có khó khăn gì?

A. Lạm phát quá cao

B. Sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ các nguồn tài nguyên giàu có

C. Chiến tranh và xung đột sắc tộc

D. Thiếu nguồn lao động

Câu hỏi 39 :

Gần đây tình hình kinh tế nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện không phải là do đâu?

A. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài

B. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế

C. Phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế

D. Tăng cường khai thác khoáng sản

Câu hỏi 40 :

Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do đâu?

A. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn

B. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài

C. Các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở

D. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK