Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý ôn tập động lực học chất điểm có lời giải ch tiết

ôn tập động lực học chất điểm có lời giải ch tiết

Câu hỏi 6 :

Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?   

A F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và  F2.

B F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

C F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.   

D Trong mọi trường hợp :  

Câu hỏi 9 :

Lực có độ lớn 30N là hợp lực của hai lực nào ?

A 12N, 12N 

B 16N, 10N 

C 16N, 46N

D 16N, 50N

Câu hỏi 10 :

Chọn câu đúngCặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A tác dụng vào cùng một vật. 

B  tác dụng vào hai vật khác nhau.

C không bằng nhau về độ lớn.   

D bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu hỏi 11 :

Chọn câu phát biểu đúng.     

A Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

C Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

D Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi

Câu hỏi 12 :

Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?     

A Vật chuyển động tròn đều .        

B Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu hỏi 13 :

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A trọng lương.   

B khối lượng.

C vận tốc.   

D lực.

Câu hỏi 14 :

Chọn phát biểu đúng nhất .

A Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực  truyền cho vật.

D Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu hỏi 15 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?     

A Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

B Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

C Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại

Câu hỏi 16 :

Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.    

A Hai lực này cùng phương, cùng chiều.

B Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.

C Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

D Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây là đúng.     

A Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.

B Để xác định khối lượng tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.

C Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.

D Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.

Câu hỏi 19 :

Đơn vị đo hằng số hấp dẫn :

A kgm/s2 

B Nm2/kg2 

C m/s2  

D Nm/s

Câu hỏi 21 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi ?    

A Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.

C Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.

D Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Câu hỏi 22 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

A Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

B Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.

C Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.

D Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu hỏi 25 :

Chọn phát biểu đúng.     

A Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.

B Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật.

C Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc.

D Tất cả đều sai.  

Câu hỏi 26 :

Chọn phát biểu đúng.    

A Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển độngcủa vật .

B Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.

C Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.

D Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

Câu hỏi 27 :

Chọn câu sai :

A Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn.

B Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối.

C Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ.

D Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt.

Câu hỏi 28 :

Chọn phát biểu đúng.    

A Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.

B Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp

xúc.

C Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực.

D Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau.

Câu hỏi 29 :

Phát biểu nào sau đây là không chính xác ?    

A Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

B Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật.

C Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

D Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.

Câu hỏi 30 :

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên ?

A tăng lên 

B giảm đi  

C không đổi 

D Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi        

Câu hỏi 32 :

Chọn phát  biểu sai

A Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.

B Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua) , lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát .

C Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.

D Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.

Câu hỏi 33 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều ?    

A Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.

B Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là

lực hướng tâm.

C Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.

D Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.

Câu hỏi 35 :

Chọn câu sai  

A Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực

B khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực

C Khi ôtô qua khúc quanh, ngoại lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ

D Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn 

Câu hỏi 36 :

Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?

A Giới hạn vận tốc của xe

B Tạo lực hướng tâm

C Tăng lực ma sát

D Cho nước mưa thoát dễ dàng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK