Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Địa lý Đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021

Đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm những vùng nào?

A. Vùng biển, các đảo, vùng trời

B. Vùng đất, vùng biển, vùng trời

C. Vùng đất, vùng biển, các đảo

D. Các đảo, vùng trời, vùng đất

Câu hỏi 2 :

Vị trí địa lí của nước ta như thế nào?

A. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

B. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

C. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.

D. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

Câu hỏi 3 :

Khí hậu nước ta có nhiều đặc tính khí hậu hải dương là nhờ biển Đông là:

A. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

Câu hỏi 4 :

Đỉnh núi nào dưới đây là đỉnh cao nhất của nước ta hiện nay?

A. Phu Luông.  

B. Phan-xi-păng.

C. PuTra.

D. Pu Si Cung.

Câu hỏi 5 :

Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

Câu hỏi 6 :

Đồng bằng sông Cửu Long khai thác thuận lợi nào từ lũ?

A. Bồi đắp phù sa 

B. Ngập úng 

C. Mở rộng diện tích

D. Dịch bệnh

Câu hỏi 7 :

Chế độ mưa thất thường ảnh hưởng lớn nhất đến sông ngòi như thế nào?

A. nhiều phù sa.

B. chế dộ dòng chảy thất thường.

C. tổng lượng nước lớn.

D. nhiều đợt lũ trong năm.

Câu hỏi 8 :

Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời?

A. Màu đỏ vàng

B. Tác động của con người

C. Khô cứng lại

D. Ẩm ướt

Câu hỏi 9 :

Nhóm cây hồi, dầu, trám có công dụng gì?

A. cho bông, gỗ

B. cho tinh dầu, nhựa

C. cho giá trị kinh tế

D. cho thực phẩm

Câu hỏi 10 :

Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có những nét nổi bật nào?

A. mùa hạ có gió phơn tây nam khô nóng

B. có một mùa khô sâu sắc

C. mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc

D. có mưa bão kéo dài

Câu hỏi 11 :

Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?

A. Châu Á - Ấn Độ Dương.

B. Châu Á - Thái Bình Dương.

C. Châu Á - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

D. Á – Âu, Thái Bình Dương

Câu hỏi 12 :

Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Lai Châu.   

B. Điện Biên. 

C. Sơn La. 

D. Hòa Bình.

Câu hỏi 13 :

Vịnh biển nào ở tỉnh Quảng Ninh được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vinh Nha Trang

B. Vịnh Văn Phong

C. Vịnh Hạ Long

D. Vịnh Cam Ranh

Câu hỏi 14 :

Ở miền Bắc nước ta có những đồng bằng lớn nào?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu hỏi 15 :

Ý nào sau đây là đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc nước ta?

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Câu hỏi 16 :

Cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có hiện tượng nào dưới đây?

A. Mưa tuyết 

B. Mưa phùn  

C. Mưa dông 

D. Mưa ngâu

Câu hỏi 17 :

Trong số các sông dưới đây sông nào không chảy theo hướng vòng cung?

A. Sông Cầu, sông Thương

B. Sông Lục Nam

C. Sông Mã, sông Cả

D. Sông Lô, sông Gâm

Câu hỏi 18 :

Các loại cây lương thực phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa   

B. Feralit   

C. Đất badan 

D. Đất xám

Câu hỏi 19 :

Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào dưới đây?

A. Ba Vì    

B. Bạch Mã  

C. Ba Bể 

D. Cúc Phương

Câu hỏi 20 :

Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta là:

A. Thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

B. Thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

C. Khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

D. Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

Câu hỏi 22 :

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

A. Quảng Ninh  

B. Quảng Bình 

C. Đà Nẵng

D. Khánh Hòa

Câu hỏi 24 :

Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.

B. Vùng núi thấp.

C. Có hai sườn không đối xứng.

D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Câu hỏi 25 :

Biển Đông có khí hậu mang tính chất nào?

A. Nhiệt đới hải dương.

B. Nhiệt đới địa trung hải.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu hỏi 26 :

Ở nước ta thời gian mùa đông diễn ra khoảng từ:

A. Từ tháng 12 đến tháng 5.        

B. Từ tháng 11 đến tháng 4.

C. Từ tháng 5 đến tháng 10.

D.  Từ tháng 10 đến tháng 3.

Câu hỏi 27 :

Các sông có lũ vào các tháng 9 đến tháng 12 là sông ở khu vực nào?

A. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Khu vực Đông Bắc.

C. Trung Bộ, Đông Trường Sơn.

D. Khu vực Tây Bắc.

Câu hỏi 28 :

Hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Sông Đồng Nai 

B. Sông Mê Công 

C. Sông Hồng

D. Sông Mã

Câu hỏi 29 :

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng nào?

A. vùng đồi núi 

B. vùng đồng bằng

C. vùng nóng ẩm 

D. vùng khô hạn

Câu hỏi 30 :

Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm:

A. Giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật

B. Giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên

C. Tăng thêm tính đa dạng, phức tạp

D. Tăng thêm các thiên tai thiên nhiên

Câu hỏi 32 :

Vùng đất của nước ta là vùng:

A. phần được giới hạn bởi đường biên giới.

B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

D. phần đất liền giáp biển.

Câu hỏi 33 :

Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

A. khai thác gần bờ quá mức cho phép.

B. dùng phương tiện có tính hủy diệt.

C. ô nhiễm môi trường ven biển.

D. chú trọng khai thác xa bờ

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta:

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. ô nhiễm môi trường.

C. nạn cháy rừng.

D. sự tàn phá của chiến tranh.

Câu hỏi 35 :

Vì sao tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đang có xu hướng tăng?

A. Giảm thiên tai thiên nhiên

B. Con người không khai thác nữa

C. Không còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh

D. Ban hành chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng

Câu hỏi 36 :

Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ:

A. Liên Bang Nga, Tây Âu

B. Trung Quốc, Mi-an-ma

C. Hi-ma-lay-a

D. Ma-lai-xia, Ấn Độ

Câu hỏi 37 :

Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?

A. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

Câu hỏi 38 :

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D.  Đất xám

Câu hỏi 39 :

Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Câu hỏi 40 :

Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

B. Các vùng chuyên canh cây lương thực.

C. Các ruộng hoa màu, rau củ.

D. Các cánh rừng đầu nguồn.

Câu hỏi 42 :

Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.

B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.

C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

D. ít chịu tác động của con người.

Câu hỏi 43 :

Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh

D. Đồng bằng duyên hải Miền Trung

Câu hỏi 44 :

Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông:

A. Rừng bị chặt phá nhiều.

B. Chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đông đúc.

C. Chất thải từ các nhà máy xí nghiệp.

D. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân bón vi sinh.

Câu hỏi 45 :

Có giá trị thủy điện lớn nhất nước ta là các sông ở:

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Trung Bộ.

Câu hỏi 46 :

Sông ngòi Nam Bộ không có nhiều giá trị về

A. thủy điện

B. thủy sản

C. thủy lợi

D. giao thông vận tải

Câu hỏi 47 :

Vì sao sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn?

A. Bình quân một m3 nước sông có 223 gam cát bùn và các chất khác.

B. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước chảy tới 200 triệu tấn/năm.

C. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, mưa lớn tập trung và đất bị phong hóa mạnh.

D. Mưa nhiều, mưa theo mùa và diện tích đồng bằng rộng lớn.

Câu hỏi 48 :

Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là:

A. Nóng ẩm

B. Lạnh khô

C. Lạnh ẩm

D. Nóng khô

Câu hỏi 49 :

Cuối mùa đông nước ta thường có:

A. Mưa dông

B. Mưa ngâu

C. Mưa tuyết

D. Mưa phùn

Câu hỏi 50 :

Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng:

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 12 đến tháng 5.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4.

D. Từ tháng 10 đến tháng 3.

Câu hỏi 51 :

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Câu hỏi 52 :

Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ở vùng:

A. Miền Trung và Tây Bắc

B. Miền Trung.

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 53 :

Ở nước ta, miền có mùa đông lạnh nhất là:

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả nước.

Câu hỏi 54 :

Nước ta có hai mùa khí hậu chủ yếu là do

A. Nước ta có hai mùa mưa lớn

B. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều hay có bão

C. Địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau

D. Có hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau

Câu hỏi 55 :

Gió mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng:

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Bộ.

Câu hỏi 56 :

Vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta do:

A. Có độ cao lớn nhất nước.

B. Nằm xa biển nhất nước.

C. Chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc.

D. Nằm xa xích đạo nhất cả nước.

Câu hỏi 57 :

Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do:

A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

Câu hỏi 58 :

Vì sao mùa đông thời tiết, khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ khác nhau?

A. Cả ba vùng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nhưng tính chất, cường độ khác nhau.

B. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc còn Trung Bô và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

C. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng còn Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

D. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng còn Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong bán cầu.

Câu hỏi 59 :

Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là:

A. 1400 – 3000 giờ trong năm.

B. 1300 – 4000 giờ trong năm.

C. 1400 – 3500 giờ trong năm.

D. 1300 – 3500 giờ trong năm.

Câu hỏi 60 :

Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng:

A. Tây bắc - đông nam và vòng cung

B. Vòng cung

C. Hướng tây -đông

D. Tây bắc - đông nam

Câu hỏi 61 :

Khí hậu nước ta chia thành:

A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.

B. Ba mùa rõ rệt trong năm.

C. Hai mùa rõ rệt trong năm.

D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.

Câu hỏi 62 :

Khí hậu Biển Đông mang tính chất:

A. Nhiệt đới hải dương.

B. Nhiệt đới địa trung hải.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu hỏi 63 :

Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình

A. 1200 – 1800mm/năm.

B. 1300 – 2000mm/năm.

C. 1400 – 2200mm/năm.

D. 1500 – 2000mm/năm.

Câu hỏi 64 :

Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu hỏi 65 :

Khó khăn lớn nhất của miền về khí hậu là:

A. Mùa khô kéo dài

B. Mùa khô diễn ra ngắn

C. Không có mùa lạnh

D. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào

Câu hỏi 66 :

Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc không phải do:

A. Thời tiết nắng nóng, ít mưa

B. Độ ẩm nhỏ

C. Khả năng bốc hơi lớn

D. Ảnh hưởng mạnh của gió Đông Bắc

Câu hỏi 67 :

Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc?

A. Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong hoạt động mạnh

B. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhưng bị chi phối bởi gió khác

C. Tác dụng chắn của địa hình và vùng đồng bằng duyên hải

D. Phần lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài hơn

Câu hỏi 68 :

Đặc điểm không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu

B. Nhiều sông suối, thác ghềnh

C. Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung

D. Có đủ các vành đai khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới

Câu hỏi 69 :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Có mùa đông lạnh nhất cả nước

B. Mùa đông lạnh, mưa phùn

C. Mùa đông lạnh, kéo dài

D. Mùa động rất lạnh trong thời gian ngắn

Câu hỏi 70 :

Phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm:

A. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải miền Trung.

B. khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải miền Trung.

C. khối đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

D. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

Câu hỏi 71 :

Vì sao nói Việt Nam là một nước ven biển?

A. nằm giáp biển

B. biển ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu

C. có biển Đông bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền.

D. có vùng biển rộng.

Câu hỏi 72 :

Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm?

A. Nằm kéo dài trên nhiều vĩ độ

B. Vị trí địa lí

C. Nằm gần biển.

D. Lãnh thổ hẹp ngang.

Câu hỏi 73 :

Nói Việt Nam là xứ sở cả cảnh quan đồi núi là do:

A. địa hình cao

B. có một phần diện tích là đồi núi.

C. đồi núi góp phần quan trọng vào nền kinh tế.

D. 3/4 diện tích là đồi núi.

Câu hỏi 74 :

Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là

A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ.

B. bảo vệ nguồn nước ngầm.

C. phát triển du lịch sinh thái.

D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

Câu hỏi 75 :

Nhận định không đúng về nguồn tài nguyên sinh vật nước ta:

A. vô cùng phong phú, đa dạng.

B. là nguồn tài nguyên vô tận.

C. có khả năng phục hồi và phát triển.

D. có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội- môi trường.

Câu hỏi 77 :

Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

A. Báo, gấu, vượn đen

B. Tê giác, trâu rừng

C. Bò sữa, gà đen

D. Voọc đen, sếu cổ trụi

Câu hỏi 78 :

Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Tây Nguyên.

C. Việt Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu hỏi 79 :

Ý nghĩa kinh tế của tài nguyên rừng ở nước ta?

A. bảo vệ sự đa dạng sinh vật.

B. cung cấp nhiều lâm sản quý.

C. hạn chế thiên tai lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất.

D. bảo vệ nguồn nước ngầm.

Câu hỏi 80 :

Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng:

A. trung du

B. đồng bằng

C. cao nguyên

D. miền núi

Câu hỏi 81 :

Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:

A. Kiểu hệ sinh thái

B. Thành phần loài

C. Phân bố rộng khắp trên cả nước

D. Gen di truyền

Câu hỏi 82 :

Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Ba Vì.

C. Tây Nguyên.

D. Tam Đảo.

Câu hỏi 83 :

Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:

A. Bạch Mã

B. Ba Bể

C. Ba Vì

D. Cúc Phương

Câu hỏi 84 :

Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do:  

A. thiên tai

B. tác động của con ngườif

C. chiến tranh

D. đốt rừng

Câu hỏi 85 :

Nước ta có mấy nhóm đất chính?

A. 4 nhóm

B. 3 nhóm

C. 2 nhóm

D. 5 nhóm

Câu hỏi 86 :

Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?

A. Đất phù sa.

B. Đất mặn, đất phèn

C. Đất mùn núi cao.

D. Đất feralit.

Câu hỏi 87 :

Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

A. đất dễ bị ngập úng.

B. đất chua, nhiễm phèn.

C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

D. đất dễ bị xâm nhập mặn.

Câu hỏi 88 :

Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu hỏi 89 :

Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là:

A. Địa hình

B. Thời gian

C. Đá mẹ

D. Tác động của con người

Câu hỏi 90 :

Hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á:

A. Sông Đồng Nai

B. Sông Mê Công

C. Sông Hồng

D. Sông Mã

Câu hỏi 91 :

Sông ngòi Nam bộ có chế độ nước:

A. Điều hòa theo mùa

B. Lũ lớn

C. Lên nhanh

D. Không điều hòa

Câu hỏi 92 :

Sông Mê Công chảy vào nước ta có tên là:

A. Sông Cửu Long

B. Sông Hậu

C. Sông Tiền

D. Sông Sài Gòn

Câu hỏi 93 :

Nhận định không đúng với sông ngòi Trung bộ là:

A. Nhiều sông lớn

B. Ngắn và dốc có

C. Lũ lên nhanh

D. Lũ đột ngột

Câu hỏi 94 :

Sông có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là:

A. Sông Hồng.

B. Sông Mê Công.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Mã.

Câu hỏi 95 :

Sông ngòi miền Trung có lũ lên nhanh và đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do

A. Lượng mưa tập trung với lưu lượng lớn.

B. Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh.

C. Sông ngắn, nhỏ, dốc và mưa lớn tập trung.

D. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

Câu hỏi 96 :

Ở Bắc Bộ, mưa ngâu thường diễn ra vào giữa tháng:

A. Tháng 7

B. Tháng 8

C. Tháng 6

D. Tháng 9

Câu hỏi 97 :

Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên:

A. Một vùng sụt võng rộng lớn

B. Một vùng hạ lưu sông rộng lớn

C. Một vùng đồng bằng rộng lớn

D. Một vùng bán bình nguyên chuyển tiếp

Câu hỏi 98 :

Tài nguyên khoáng sản nhất của miền là:

A. Bôxit

B. Dầu khí

C. Sắt

D. Vàng

Câu hỏi 99 :

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

A. đới rừng nhiệt đới gió mùa

B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

C. đới rừng ôn đới gió mùa

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Câu hỏi 100 :

Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Các cao nguyên badan Tây Nguyên

D. Đồng bằng Nam Bộ

Câu hỏi 101 :

Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:

A. Vọng Phu

B. Ngọc Linh

C. Chư Yang Sin

D. Ngọc Krinh

Câu hỏi 102 :

Bãi biển không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Sầm Sơn

B. Cửa Lò

C. Đồ Sơn

D. Lăng Cô

Câu hỏi 103 :

Dãy núi ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao là:

A. Cánh cung Ngân Sơn

B. Hoàng Liên Sơn

C. Phanxipăng

D. Trường Sơn

Câu hỏi 104 :

Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Trị An

B. Hoà Bình

C.  Y-a-ly

D. Thác Mơ

Câu hỏi 105 :

Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. thủy điện

B. thủy lợi

C. nuôi trồng thủy sản

D. bồi đắp phù sa.

Câu hỏi 106 :

Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Bị dãy núi Pu- đen-đinh chắn gió

B. Bị dãy núi con Voi chắn gió

C. Bị dãy núi cánh cung Sông Gâm chắn gió

D. Bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió

Câu hỏi 107 :

Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

C. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên.

Câu hỏi 108 :

Nhân dân ta đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng?

A. Trồng rừng đầu nguồn.

B. Đắp đê ven sông.

C. Xây dựng nhiều hồ chứa nước.

D. Xây dựng hệ thống kênh rạch.

Câu hỏi 109 :

Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?

A. Nằm trong khu vực ngoại chí tuyến

B. Địa hình thấp, có hướng vòng cung và vị trí địa lí của miền

C. Địa hình núi thấp và thấp dần ra biển

D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Câu hỏi 110 :

Vùng nào ở nước ta vào mùa đông tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?

A. Cả nước

B. Miền Bắc

C. Miền Nam

D. Miền Trung

Câu hỏi 111 :

Địa hình đồi núi gây khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?

A. Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.

B. Dân cư thưa thớt.

C. Cản trở du lịch.

D. Giao thông không thuận tiện.

Câu hỏi 112 :

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm không được thể hiện trong các thành phần tự nhiên:

A. Khí hậu.

B. Khoáng sản.

C. Thủy văn.

D. Địa hình thổ nhưỡng.

Câu hỏi 113 :

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành:

A. Công nghiệp

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Thương mại

D.  Dịch vụ

Câu hỏi 114 :

Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa là:

A. Măng, mộc nhĩ

B. Hồi, dầu, trám

C. Lát hoa, cẩm lai

D. Song, tre, nứa

Câu hỏi 115 :

Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng:

A. làm thuốc

B. làm thực phẩm

C. làm cây cảnh, hoa

D. cho gỗ tốt, đẹp

Câu hỏi 116 :

Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là:

A. Tràm, hạt dẻ

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất

C. Mây, trúc, giang

D. Vạn tuế, phong lan

Câu hỏi 117 :

Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

A. Chất lượng rừng giảm sút

B. Rừng ngày càng mở rộng

C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

D. Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Câu hỏi 118 :

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của:

A. Nhà nước

B. Nhân dân

C. Lực lượng kiểm lâm

D. Tất cả mọi người.

Câu hỏi 119 :

Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là  

A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn

B. Hệ sinh thái nông nghiệpc

C. Hệ sinh thái rừng tre nứa

D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

Câu hỏi 120 :

Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái:

A. Hệ sinh thái nông nghiệp

B. Hệ sinh thái tự nhiên

C. Hệ sinh thái nguyên sinh

D. Hệ sinh thái công nghiệp

Câu hỏi 121 :

Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái

A. rừng thưa rụng lá

B. rừng tre nứa

C. rừng ngập mặn

D. rừng kín thường xanh.

Câu hỏi 122 :

Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam:

A. nghèo nàn

B. tương đối nhiều

C. nhiều loại

D. phong phú và đa dạng

Câu hỏi 123 :

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:

A. vùng đồi núi

B. vùng khô hạn

C. vùng đồng bằng

D. vùng nóng ẩm

Câu hỏi 124 :

Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:

A. Khoáng sản

B. Sinh vật, tác động của con người

C. Đá mẹ

D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước

Câu hỏi 125 :

Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Câu hỏi 126 :

Có chế độ nước rất thất thường là đặc điểm của

A. sông ngòi Bắc Bộ

B. sông ngòi Trung Bộ

C. sông ngòi Nam Bộ.

D. hệ thống sông Mê Công

Câu hỏi 127 :

Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?

A. 6 cửa

B. 7 cửa

C. 8 cửa

D. 9 cửa

Câu hỏi 128 :

Hệ thống sông lớn nhất vùng Bắc Bộ là

A. Hệ thống sông Hồng.

B. Hệ thống sông Đồng Nai.

C. Hệ thống sông Mê Công

D. Hệ thống sông Thu Bồn.

Câu hỏi 130 :

Vùng đất của nước ta là vùng có đặc điểm thế nào?

A. phần được giới hạn bởi đường biên giới.

B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

D. phần đất liền giáp biển.

Câu hỏi 131 :

Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là:

A. Tây Nam và Đông Bắc

B. Nam và Tây Nam

C. Tây Bắc và Đông Nam

D. Bắc và Đông Bắc

Câu hỏi 132 :

Khí hậu nước ta chia thành:

A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.

B. Ba mùa rõ rệt trong năm.

C. Hai mùa rõ rệt trong năm.

D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.

Câu hỏi 133 :

Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng địa hình nào của nước ta?

A. Vùng Đông Bắc

B. Vùng Tây Nam

C. Vùng Trường Sơn Bắc

D. Vùng Tây Bắc

Câu hỏi 134 :

Đặc điểm không đúng với gió mùa Tây Nam khi thổi vào nước ta?

A. Thổi vào đồng bằng Bắc Bộ theo hướng đông nam.

B. Gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam nước ta.

C. Xuất phát từ cao áp chí tuyến bán cầu Bắc.

D. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam.

Câu hỏi 135 :

Phần lớn sông ngòi Đông Bắc nước ta chảy theo hướng:

A. Đông Nam – Tây Bắc.

B. Vòng cung.

C. Hướng Tây - Đông.

D. Tây Bắc - Đông Nam.

Câu hỏi 136 :

Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?

A. 9 cửa 

B. 8 cửa 

C. 6 cửa

D. 7 cửa

Câu hỏi 137 :

Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái:

A. rừng thưa rụng lá

B. rừng tre nứa

C. rừng ngập mặn

D. rừng ôn đới

Câu hỏi 138 :

Cảnh quan vùng núi ở nước ta thay đổi nhanh chóng theo:

A. mùa

B. qui luật đai cao  

C. vùng, miền 

D. vĩ độ.

Câu hỏi 139 :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài từ:

A. Quảng Nam đến Cà Mau

B. Đà Nẵng đến TP. Hồ Chí Minh

C. Thừa Thiên Huế đến Kiên Giang

D. Đà Nẵng đến Cà Mau

Câu hỏi 140 :

Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm khoảng:

A. 1/4 diện tích cả nước

B. 1/3 diện tích cả nước

C.  1/2 diện tích cả nước

D. 2/3 diện tích cả nước

Câu hỏi 141 :

Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:

A. 70% tổng lượng mưa trung bình năm

B. 80% tổng lượng mưa trung bình năm

C. 85% tổng lượng mưa trung bình năm

D. 90% tổng lượng mưa trung bình năm

Câu hỏi 142 :

Khu vực có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11 là:

A. Nam Trung Bộ

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ

C.  Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Câu hỏi 144 :

So với miền Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông:

A. lạnh hơn

B. ấm hơn

C. lạnh như nhau

D. khô hơn

Câu hỏi 145 :

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ:

A. Lai Châu đến Thừa Thiên Huế

B. Lai Châu đến Đà Nẵng

C. Điện Biên đến Thừa Thiên Huế

D. Điện Biên đến Đà Nẵng

Câu hỏi 146 :

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:

A. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

B. mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng

C. mùa lũ đến sớm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

D. nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Câu hỏi 147 :

Ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào:

A. Tháng 7, 8

B. Tháng 8, 9

C. Tháng 9, 10

D. Tháng 10, 11

Câu hỏi 148 :

Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng:

A. Đông Bắc

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu hỏi 149 :

Nhận định không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Có địa hình cao nhất Việt Nam

B. Mùa hè mát mẻ

C. Đồng bằng rộng lớn

D. Sông thường ngắn, dốc

Câu hỏi 150 :

Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm:

A. Có nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song

B. Vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn, địa hình cacxtơ tạo nên cảnh quan đẹp

C. Vùng cao nguyên rộng lớn, đất đỏ badan, xếp thành từng tầng

D. Vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang

Câu hỏi 151 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. tây bắc - đông nam

B. bắc - nam

C. vòng cung

D. đông - tây

Câu hỏi 152 :

Dạng địa hình độc đáo, phổ biến ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. thung lũng sông

B. đầm phá

C. cacxtơ đá vôi

D. thềm biển mài mòn

Câu hỏi 153 :

Loại khoáng sản nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Bô xít

B. Dầu khí.

C.  Than đá.

D. Đồng.

Câu hỏi 154 :

Cảnh quan tự nhiên không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.

B. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.

C. Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.

D. Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.

Câu hỏi 155 :

Loại cảnh quan chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của tự nhiên Việt Nam là:

A. cảnh quan đồi núi

B. cảnh quan đồng bằng

C. cảnh quan bờ biển

D. cảnh quan đảo và quần đảo.

Câu hỏi 156 :

Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Tại các miền núi có các đồng bằng nhỏ hẹp.

B. Các sông thường có thung lũng hẹp, độ dốc lớn.

C. Là vùng giàu khoáng sản nhất trong cả nước.

D. Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

Câu hỏi 157 :

Tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta là:

A. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

B. tính chất ven biển

C. tính chất đồi núi

D. tính chất đa dạng, phức tạp.

Câu hỏi 158 :

Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo:

A. mùa

B. qui luật đai cao

C. vùng, miền

D. vĩ độ

Câu hỏi 159 :

Tính chất khí hậu nào là nền tảng của thiên nhiên Việt Nam?

A. Nhiệt đới khô.

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận nhiệt gió mùa.

D. Cận nhiệt đới khô.

Câu hỏi 160 :

Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm:

A. Tăng thêm tính đa dạng, phức tạp

B. Tăng thêm các thiên tai thiên nhiên

C. Giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật

D. Giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK