Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Câu hỏi 1 :

Quy ước chiều dòng điện là:

A. Chiều dịch chuyển của các electron

B. Chiều dịch chuyển của các ion

C. Chiều dịch chuyển của các ion âm

D. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Câu hỏi 2 :

Dòng điện là:

A. Dòng dịch chuyển của điện tích

B. Dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do

C. Dòng dịch chuyển của các điện tích tự do

D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm

Câu hỏi 3 :

Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là

A. Tác dụng hóa học

B. Tác dụng từ

C. Tác dụng nhiệt

D. Tác dụng sinh lí

Câu hỏi 4 :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng hóa học

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng cơ học

Câu hỏi 5 :

Dòng điện không đổi là:

A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian

C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian

D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Câu hỏi 6 :

Chọn phát biểu đúng:

A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi

B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian

C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích

D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 7 :

Biểu thức nào sau đây là đúng:

A. ${q}=\dfrac{I}{t}$

B. ${I}=\dfrac{t}{q}$

C. ${q}={I}^{t}$

D. ${I}=\dfrac{q}{t}$

Câu hỏi 8 :

Cường độ dòng điện được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

A. $△q=\dfrac{I}{△t}$

B. ${I}=\dfrac{△t}{△q}$

C. ${I}=\dfrac{△q}{△t}$

D. $I=△q△t$

Câu hỏi 9 :

Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:

A. Công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương

B. Thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương

C. Thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy

D. Thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó

Câu hỏi 10 :

Biểu thức nào sau đây là đúng:

A. ${I}=\dfrac{q^2}{t}$

B. ${I}=\dfrac{q}{t}$

C. ${I}={q}^2{t}$

D. ${I}=\dfrac{q}{t}$

Câu hỏi 11 :

Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là?

A. ${n}=\dfrac{I.t}{\left|e\right|.}$

B. ${n}={I}{t}.$

C. ${n}={q}{e}{t}$

D. ${n}=\dfrac{I}{\left|e\right|t}.$

Câu hỏi 12 :

Trong thời gian 30 giây có một điện lượng 60C chuyển qua tiết diện của dây. Số electron chuyển qua tiết điện trong thời gian 2 giây là:

A. $4.10^{19}$ electron

B. $2,5.10^{19}$ electron

C. $1,6.10^{19}$ electron

D. $1,25.10^{19}$ electron

Câu hỏi 16 :

Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là 0,64A. Điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian 1 phút.

A. $0,64{C}$ và $4.10^{18}$ electron

B. 120C và $24.10^{19}$ electron

C. 38,4C và $24.10^{19}$ electron

D. 64C và $12.10^{19}$ electron

Câu hỏi 20 :

Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng:

A. Làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

B. Làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

C. Làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện

D. Làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK